Thơ văn Hồ Xuân Hương
Đề 1: Hãy giải thích ý nghĩa bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đề 2: Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương, sách “Văn học trung đại Việt Nam” của Lê Trí Viễn có viết: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sông mạnh mẽ khác thường”.
Em hãy bình luận và chứng minh ý kiến trên.
Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
Đề 1: Phân tích “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.
Đề 2: Nguyễn Công Trứ cho rằng con người sinh ra ở đời thì: “Phải có danh gì với núi sông” (Chí nam nhí). Hãy tìm hiểu quan niệm “danh” trong thơ ca Nguyễn Công Trứ. Theo em, quan niệm đó có giá trị như thế nào?
Văn học Việt nam
Đề 1: Phân tích bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát.
Đề 2: Truyền thống yêu nước được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945?
Đề 3: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyểnđi.
U bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh đô thùy.
Giang sơn tử hi sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Phan Bội Châu
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Tôn Quang Phiệt dịch
Đề 4: Phân tích một số bài thơ của phong trào “Thơ mới” thời kì 1930 – 1945 để chứng minh ý kiến sau đây: “Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái Tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ”.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Đề 1: Giải thích và chứng minh rằng: “Thơ văn đạo lí của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện đạo làm người trong cuộc đời thường và thơ văn yêu nước của ông thể hiện đạo làm người khi đất nước bị xâm lược”.
Đề 2: Trong Truyện Lục Văn Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Quan niệm đó thể hiện như thế nào qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
Đề 3: “Nguyễn Đình Chiểu là ruột nhà văn có cái đẹp từ con người đẹp đến văn chương.” Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Đề 4: Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ qua bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 5: Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thế nào khi xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”?
Đề 6: Qua bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng, hãy rút ra bài học thấm thía nhất về cuộc đời và văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
Thơ văn Phan Bội Châu
Đề 1: Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học có viết: “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”. Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.
Thơ văn Nguyễn Khuyến
Đề 1: Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến:
Ao thu lạnh lẻo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp độn ự dưới chân bèo.
Đề 2: Mối cảm thu của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào qua bài thơ “Thu vịnh”?
Đề 3: Phân tích bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến:
“Cũng cờ cũng biển cùng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giả khoa danh ấy mới hời.
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!”
Đề 4: Trong bài “Đọc thơ Nguyễn Khuyến”, thi sĩ Xuân Diệu viết: ”Hai trục cảm xúc rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến là quê hương làng nước và đồng hào nhân dân; không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế”.
Em có ý kiến gì về lời nhận định trên?
Thơ văn Trần Tế Xương
Đề 1: Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương:
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Cờ cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Đề 2: Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm convới một chồng.
Lặn lội thân cò khi quảng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững củng như không.
Đề 3: Hãy giải thích và chứng minh rằng: “Tú Xương xuất hiện như một phong cách trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay”.
Đề 4: Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ đã có lần nghĩ về nội dung và nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương: “Tú Xương không phải chỉ cười để mà cười, cười đấy mà đau xót đấy. Nhà thơ không cần phải nói rõ nỗi đau xót mà người đọc tự thấy đau xót với nhà thơ. Thuật truyền cảm của Tú Xương thật tuyệt diệu”. (Tạp chí Văn học số 11 – 1969). Anh (chị) có nghĩ như vậy không?
Đề 5: “Cuộc sống thị thành buổi giao thời ở một xứ thuộc địa, nhất là bộ mặt tinh thần của nó, với bao điều trái tai gai mắt đã được phản ánh vào thơ Tú Xương chân thực, sâu sắc hiếm có”. Bằng những hiểu biết của mình về thơ Tú Xương, em hãy bình luận ý kiến trên.
Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Đề 1: Hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được miêu tả như thế nào?
Đề 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ba bức tranh: phố huyện khi chiều xuống, phố huyện lúc đêm về và phố huyện lúc có chuyến tàu đêm đi qua trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đề 3: “Ông (Thạch Lam) viết nhiều về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dân nghèo ở phố huyện… với một niềm cảm thương thấm thía… Nhiều truyện của ông mở ra một thế giới thầm kín bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế…” (Ngữ văn 11 nâng cao, Tập một, t.121). Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để chứng minh nhận định trên.
Đề 4: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, khi con tàu đã rời ga phố huyện, Thạch Lam viết:
“Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, vàngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
Phân tích đoạn văn trên, từ dó nêu chủ đề của tác phẩm và nhận xét về giọng văn của Thạch Lam.
Đề 5: Nhân vật và chi tiết nghệ thuật gây ấn tượng sâu sắc nhất trong truyện ngắn Hai đứa trẻ?
Đề 6: Giá trị hiện thực của tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
Đề 7: Tư tưởng nhân đạo độc đáo của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Đề 8: Bút pháp tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Đề 9: Sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (nhan đề, không gian, thời gian, điểm nhìn, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ) với nội dung tư tưởng của truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Đề 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân được thể hiện ra sao?
Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Đề 3: Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là sự chiến thắng của ánh sáng đối vớibóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.
Hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ để làm sáng tỏ điều đó.
Đề 4: Nguyễn Tuân kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” bằng cảnh sau:
“Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rí vào kê miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””.
Hãy giải thích cảnh kết thúc kì lạ đó bằng cách:
a) Nêu các chi tiết chính của cốt truyện dẫn đến tình tiết kết thúc.
b) Trình bày những nét chủ yếu trong nhân cách của hai nhân vật người tù và quản ngục để thấy cái kì lạ nhưng có thể hiểu được.
Đề 5: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục ở đầu truyện và cuối truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Đề 6: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, qua đó anh/chị hãy nêu rõ quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.
Đề 7: Phân tích thành công của Nguyễn Tuân trong việc tái hiện cảnh cho chữ qua đoạn trích sau:
[...] Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng cố, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viền quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
– Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lua trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Đề 8: Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Ý kiến của anh (chị)?
Đề 1: Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tanggia”, hãy phân tích vài nhân vật lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thành thị thời thuộc Pháp mà Vũ Trọng Phụng đã lên án trongtiểu thuyết “Số đỏ”.
Đề 2: Phân tích những điểm đặc sắc về nghệ thuậttrào phúng của tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Đề 3: Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Đề 4: Suy nghĩ của anh (chị) về xã hội đương thời qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
Đề 5: Nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ).
Đề 6: Có ý kiến cho rằng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ -Vũ Trọng Phụng), mâu thuẫn trào phúng được đẩy lên đến đỉnh điểm ở cảnh hạ huyệt. Hãy phân tích một số chi tiết trong cảnh này để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 7: Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).
Đề 8: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, người ta thấy văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng rất khác nhau, nhưng hai ông đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn. Anh (chị) có ý kiến gì về nhận xét trên?
Đời thừa Nam Cao
Đề 1: “Văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng nhưng sống túng quẫn trong xã hội cũ.” Hãy phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao để chứng minh nhận định trên.
Đề 2: Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa”. Qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của nhà văn lớn Nam Cao.
Đề 3: Nhận định về Nam Cao, sách Ngữ văn 11 nâng cao, Tập một viết: “Nam cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật”. Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.
Đề 4: Phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
Đề 5: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà vănNam Cao từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời.
Đề 6: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để chứng minh nhận định: “… Chí Phèo chẳng những bị tước đoạt nhân tính mà còn bị hủy hoại cả nhân hình nữa. Người nông dân bị lưu manh hóa ấy, cuối cùng đã thức tỉnh. Nhưng điều bi thảm là anh ta chỉ muốn trở lại làm người mà không được.
Đề 7: Hình tượng nhân vật bá Kiến được miêu tảnhư thế nào trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao?
Đề 8: Từ hai hình tượng Chí Phèo và lão Hạc trong những tác phẩm cùng tên của Nam Cao, hãy chỉ ra tấm lòng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Đề 9: Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành săn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
Đề 10: Trong bài “Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao – Sự ý thức về cá nhân”, Hà Bình Trị có viết: “… Một số sáng tác của Nam Cao, đặc biệt là ở đề tài tiểu tư sản, đã mang đến cho chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học hiện thực những yếu tốmới mẻ, độc đáo… Trong đó, điều cốt lõi nhất là ý thức về giá trị sự sống, là ý thức về cá nhân”. (Tạp chí Văn học – số tháng Sáu – 1996, tr.45)
Hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 11: Khoảng trống mà Nam Cao để lại cho văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945) nếu không có tác phẩm Chí Phèo.
Đề 12: Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo
Đề 13: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao qua đoạn văn tả Chí Phèo từ khi bị thị Nở từ chối chung sống đến khi đâm chết bá Kiến và tự sát.
Đề 14: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có người cho rằng: Chí Phèo (trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao) vừa là “một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị” vừa là “một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại”?
Đề 15: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình.
Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gỗ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả cố. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
Đề 16: Suy nghĩ và bình luận về vai trò của nhân vật thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao).
Đề 17: Bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.
Đề 18: Cảm nhận của anh (chị) về lời ru của nhân vật Từ trong đoạn kết tác phẩm Đời thừa (Nam Cao):
Ai làm cho khói lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân…
Đề 19: Bi kịch của người trí thức trong tác phẩm Đời thừa có điểm gì giống và khác với bi kịch của người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
Đề 20: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo?
Đề 21: Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành?
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.
Đề 1: Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trích vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng.
Đề 3: Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động qua Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).
Đề 1: Hãy phân tích nghệ thuật châm biếm đầy sáng tạo trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.
Đề 2: Bình luận nghệ thuật châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn “Vi hành”.
Đề 3: Hây chứng minh rằng Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh thể hiện một tâm hồn lớn, một nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan cách mạng.
Đề 4: Phân tích chân dung biếm hoạ nhân vật Khải Định trong truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc).
Đề 5: Phân tích bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả trong bài thơ Chiều tối
Thơ Văn Xuân Diệu
Đề 1: Hãy tìm hiểu những đặc điểm về nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Đề 2: Bình giảng bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu.
Đề 3: “Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian: “chất Xuân Diệu”, phong cách thơ ông là ở đó”. (“Con mắt thơ” – Đỗ Lai Thúy. Nxb Giáo dục, 1997 – tr.55)
Hãy làm rõ ý kiến trên thông qua việc phân tích bài thơ “Đây mùa thu tới” và bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
Đề 4: “Cái tôi” Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng.
Đề 5: Đây mùa thu tới và Thơ duyên của Xuân Diệu cùng viết về mùa thu nhưng với những hình ảnh và cảm xúc khác nhau. Hãy phân tích hai bài thơ để làm sáng tỏ sự khác nhau đó.
Tràng Giang của Huy Cận
Đề 1: Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bên cô liêu.
Đề 2: Phân tích tâm trạng và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Huy Cận qua khổ thơ cuối trong bài “Tràng giang”:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Đề 3: Bình giảng bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
Đề 4: Thiên nhiên trong nhiều bài thơ mới (1932 – 1945) đẹp nhưng buồn. Hãy giải thích và chứng minh bằng bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
Đề 5: Tràng Giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh/chị hãy phân tích bài thơ Tràng Giang để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 6: Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang (Huy Cận).
Đề 7: Cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Đề 1: Nêu cảm nhận về khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đề 2: Bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc .
Lá trúc che ngang mật chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Đề 3: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử thật đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buồn da diết, bâng khuâng của nhà thơ. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
Đề 4: Phân tích tâm trạng, của Hàn Mặc Tử qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Đề 5: Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Tràng Giang – Huy Cận)
Đề 6: Vẻ đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
Tổng hợp những bài văn nghị luận xã hội:
Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Đề 2: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.
Đề 3: Nghị luận xã hội, anh (chị) suy nghĩ gì về việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới?
Đề 4: Suy nghĩ về vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
Đề 5: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích) Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.
Đề 6: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương
Đề 7: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát và Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ.
Đề 8: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích
Đề 9: Nguyễn Khuyễn và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.
Đề 10: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Đề 11: Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học.
Đề 12: Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn vì những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?
Đề 13: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử
Bài 14: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Đề 15: theo anh (chị), làm thế nào để tạo ra một môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp?
Đề 17: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu hát dân gian
Đề 18: Vì sao trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen lạinóirằng, người bạn thân thiết và vĩ đại của mình tà “người bị căm ghét nhiều nhất và bịvu khống nhiều nhất trong thời đại ông”? Cách nói của Ăng-ghen gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về giá trịcủa một con ngườichân chính?
Đề 19: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 20: Nghị luận về bệnh thành tích trong học tập
Đề 21: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về thói ích kị và lòng vị tha trong xã hội ngày nay
Leave a Reply