Tại sao thờ kim thiền ba chân và tì hưu để nạp phúc?
Kim thiền ba chân, nghe tên đã biết là không bình thường, còn trong Đạo giáo, chỉ có con cóc ba chân được gọi là “thiềm”. Tương truyền, cóc ba chân là yêu quái tu luyện thành tinh, gây họa bốn phương. May mắn được đạo sĩ Lưu Hải cưỡi mây tới, dùng kế dụ cóc vàng, mới làm cho nó không thể lộng hành. Tuy nhiên Lưu Hải cũng không thể đánh bại được nó. Về sau, Lưu Hải lại được sự giúp đỡ của Chính dương tử Hán Chung Ly và Thuần dương tử Lã Động Tân, cuối cùng đã thu phục được cóc vàng, trừ hại cho dân, còn bản thân cũng được đắc đạo thành tiên.
Kim thiền sinh ra đã có ba chân, không phải con vật bình thường, sau khi được Lưu Hải thu phục, cóc vàng ba chân cũng một lòng hướng thiện, bèn đến nhân gian, tất cả những nơi nó đi qua đều tập trung tiền bạc, phúc vận hoành sinh, trở thành con vật may mắn để vượng tài cầu phúc của mọi người. Câu chuyện Lưu Hải thu phục kim thiền cũng được người đời truyền tụng rộng rãi, dân gian có câu: Lưu Hải trên kim thiền, từng bước câu tiền vàng.
Kim thiền đọc gần giống tiền vàng, thông thường đồ trang trí trong nhà là “cóc vàng vượng tài”, tức là con cóc cõng một “xâu tiền” trên mình, như thế tiền tài có thể tiến vào cửa nhà hết xâu này đến xâu khác.
Vật trang trí cóc vàng bình thường đều có một đồng tiền đồng có thể chuyển động trên miệng, nên thường dùng tay di chuyển đồng tiền, còn gọi là “kiếm tiền”. Khi đặt phải hướng vào trong nhà, bởi vì ngậm tiền trong miệng rõ ràng là tặng tiền, nếu quay đầu ra ngoài, chẳng phải là tặng tiền ra ngoài sao? Còn có một loại cóc vàng khác không ngậm tiền trong miệng, cóc vàng này ý là hút tài, khi đặt nhất định phải quay đầu nó ra ngoài, như thế mới có thể hút phúc khí, tiền tài ở bên ngoài. Thông thường trong nhà chỉ cần đặt một con cóc vàng là được.
Bên cạnh đó, còn có một đồ vật thường xuyên được bày trong nhà là tì hưu.
Tương truyền, tì hưu là một trong chín người con của Chân long, bởi vì không thừa kế được bản lĩnh của Chân Long, lại ăn rất khỏe nên Chân Long cho rằng nó là kẻ ăn không ngồi rồi, liền đày nó tới một nơi ở Tây Tạng. Về sau, Khương Tử Nha giúp Vũ Vương chinh phạt Trụ, một lần trên đường hành quân phát hiện ra nó, liền dẫn dụ tì hưu làm vật cưỡi của mình. Sau đó, Khương Tử Nha cưỡi tì hưu nhiều lần đại thắng, khi phong thần đã phong cho nó một quan hiệu là “vân”, từ đó tì hưu bắt đầu cuộc sống làm thần tiên. Về sau, tì hưu xúc phạm luật trời, Ngọc đế liền phạt nó lấy tiền tài bốn phương tám hướng làm thức ăn, nuốt vạn vật chứ không thải ra. Từ đó, tì hưu đã có chức năng đặc biệt chiêu tài dụ bảo, chỉ nuốt vào không thải ra.
Thời cổ đại, trên là các bậc đế vương, dưới là dân chúng đều chú trọng sưu tầm và đeo tì hưu, tì hưu ngoài công dụng chiêu tài, khai vận, tránh tà, nạp phúc, còn có tác dụng trấn trái, hóa thái tuế, thúc nhân duyên. Tì hưu có nhiều lợi ích như vậy, thì trong nhà nên thờ cúng tì hưu ra sao?
Tì hưu là con vật may mắn hút tài. Do đó khi dùng nên đặt đầu hướng ra ngoài, như thế để hút tài vận và phúc khí bốn phương vào nhà mình.
Lưu Hải Thiềm tại sao được coi là thần tài?
Lưu Hải là người Quản Lăng (nay thuộc Hà Nam) đất Yên vào thời Ngũ đại, tên là Lưu Tháo, tự Huyền Anh, đạo hiệu “Hải Thiềm từ”. Vì thế, người đời thường gọi là Lưu Hải Thiềm. Lưu Hải vốn là tiến sĩ triều Liêu về sau vua của nước Yên là Lưu Thủ Quang bái ông làm Thừa tướng. Lưu Hải hay can gián, nhiều lần không được vua nước Yên chấp nhận, vậy nên giả bệnh treo ấn ra đi.
Nghe nói, Lưu Hải thường học “Hoàng Lão chi học”. Sau khi từ quan, ông đi khắp nơi tìm đạo, bái Chung Ly Quyền, Lã Động Tân làm thầy, theo họ ẩn tích dưới núi Chung Nam – tố đình của phái Toàn Chân trong Đạo giáo. Tại đó, tu đạo thành tiên, được phái Toàn Chân Đạo giáo phong là một trong Bắc Ngũ tướng.
Ban đầu Lưu Hải không có liên quan tới thần tài. Việc trở thành thần tài có lẽ là bắt nguồn từ đạo hiệu của ông – Hải Thiềm tử. “Thiềm” tức là con cóc, hình dạng xấu xí, nước bot có kịch độc, có hại đối với con người, được xếp vào một trong năm chất kịch độc. Nhưng nước bọt của nó có tác dụng cường tâm, trị đau, cầm máu … Do đó, mọi người coi nó là con vật may mắn tránh ngũ binh, trấn hung tà, trợ trường sinh, chủ phú quý. Cóc vàng ăn vàng, theo truyền thuyết, Lưu Hải từng lấy một xâu tiền vàng ra dụ thu phục cóc vàng tu hành nhiều năm, đắc đạo thành tiền. Về sau, dân gian có câu “Lưu Hải trêu cóc vàng, từng bước cầu tiền vàng”. Thế là, “Lưu Hải trêu cóc vàng” đã xuất hiện trong phần lớn tranh tết và giấy cắt dân gian. Trong những tác phẩm nghệ thuật này. Lưu Hải đều là hình tượng đứa bé bướng bỉnh đang tươi cười rạng rỡ, khoa chân múa tay, tóc rủ trước trán, đầu tóc xóa tung, tay múa xâu tiền. Con cóc mà Lưu Hải trêu đùa không phải là con cóc bình thường, mà là con cóc vàng lớn ba chân, cực kỳ hiếm gặp, vì thế con cóc vàng này được xem là một linh vật. Người xưa cho rằng có được nó sẽ giàu có. Trong Phong hạ bút đàm của Mạnh Lãi Phủ thời Thanh có thuật lại câu chuyện liên quan đến “Lưu Hải trêu cóc vàng”: Lưu Hải “xuống giếng bắt được con cóc lớn có ba chân, lấy dây thừng màu mấy thước trói lại, khênh trên vai, vui mừng nói với mọi người: “con vật này trốn đi, năm đó không bắt được, hôm nay mới tìm được nó”. Vậy là người trong vùng truyền tai nhau … tranh nhau đến xem chen chúc không có cả chỗ đi”. Ngoài ra, trong Kiên hổ tập đầu thời Thanh cũng có ghi lại: Lưu Hải trêu cóc, mọi người đều biết tên của ông, về người tóc xõa đi chân đất cười hớn hở, đó chính là Lưu Hải, cầm cóc ba chân trêu chọc nó. Ngoài tranh tết và giấy cắt dân gian ra, trong múa dân gian cũng xuất hiện màn biểu diễn Lưu Hải lấy tiền vàng trên cóc ba chân, mọi người tranh nhau đến xem, vì thế được cho là điềm báo may mắn.
Lưu Hải trêu cóc vàng, cóc vàng ngậm tiền vàng. Nghe nói Lưu Hải đi đến đâu vứt tiền đến đó, cứu tế cho rất nhiều người nghèo, mọi người tôn kính và cảm kích ông, gọi là “thần tiên sống”. Đời sau, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt từng phong ông làm “Hải Thiêm Minh Ngộ Hoằng Đạo Chân Quân”, Võ Tông Hoàng đế gia phong là “Hải Thiềm Minh Ngộ Hoằng Đạo Thuần Hưu Đế Quân”. Ngoài ra, mọi người còn xây dựng miếu Lưu Hải cho ông, đem câu chuyện của ông viết thành kịch, ca ngợi khắp nơi.
Cóc ba chân không dễ tìm
Cóc ba chân được gọi là “thiềm”, nghe nói trên cung trăng có con cóc ba chân. Vì thế người đời sau gọi cung trăng là “thiềm cung”. Từ xưa đến nay mọi người thường dùng câu “hái quế thiêm cung” để ví với thi đậu tiến sĩ. Mọi người luôn xem cóc là con vật tượng trưng phú quý. Truyền thuyết kể rằng, miệng nó có thể nhả ra tiền vàng, là con vật vượng tài.
Nghe nói, đệ tử của Lã Đông Tân là Lưu Hải có công lực thâm hậu, thích chu du bốn biển, giáng yêu trừ ma, hành hiệp trượng nghĩa, tạo phúc cho người đời. Một hôm, chàng vận hết pháp lực cuối cùng đã thu phục được con yêu tinh kim thiền lâu nay làm hại bách tính. Trong quá trình chu du với Lưu Hải, yêu tinh thiềm không cẩn thận bị thương, bị chặt đứt mất một chân, cho nên sau này chỉ còn lại ba chân.
Về sau, kim thiền bị bắt ngoan ngoãn thuần phục dưới trướng Lưu Hải. Mong lấy công chuộc tội, kim thiền sử dụng tài ba của mình, liên tục nuốt vào vàng bạc tài bảo, giúp Lưu Hải phát tán tiền tài, giúp đỡ người nghèo, tạo phúc cho dân chúng. Mọi người vì thế ca ngợi con kim thiền ba chân này là cóc chiêu tài. Đây chính là truyền thuyết “Lưu Hải trêu kim thiềm, từng bước câu tiền vàng” được lưu truyền trong dân gian sau này.
Tạo hình của kim thiền rất nhiều, thường là cóc ba chân ngồi trên nguyên bảo vàng, người nó béo tròn, lưng cõng Bắc đẩu thất tinh và xâu tiền. Miệng ngậm hai xâu tiền đồng, đầu đội thái cực lưỡng nghi, toàn thân phú quý sung túc. Vì vậy, kim thiền cũng có ngụ ý đẹp “nhả châu báu phát tài, tiền bạc vào như nước”. Do đó, dân gian Trung Quốc có một câu tục ngữ “người được kim thiềm ắt đại phúc”.
Dân gian đa phần đặt kim thiềm ở trong nhà hoặc trong cửa hàng, cho rằng như thế có thể giúp chủ nhà hoặc chủ cửa hàng tài vận hanh thông, đại phú đại quý.
Bày cóc vàng có điều gì phải chú ý?
Cóc vàng không phải đất sinh tài sẽ không ở, do đó bày cóc vàng hợp lý sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả chiêu tài tốt. Khi bày cóc vàng, phải chú ý để đầu cóc vàng hướng vào trong nhà ở, trong cửa hàng hoặc công ty, chứ không được quay ra ngoài cửa chính hoặc vị trí cửa sổ, nếu không tiền nhả ra sẽ đổ ra hết ngoài nhà. Không có lợi cho tập hợp của cải.
Ngoài ra, khi bày cóc vàng còn có thể đặt cùng với tượng con vật cầm tinh bằng thủy tinh của mình.
Tùy hưu và cóc vàng phải khai quang thế nào?
Các bước khai quang cho tỳ hưu và cóc vàng trong dân gian như sau:
– chọn ngày lành, rửa sạch sẽ toàn thân tỳ hưu (cóc vàng).
– Tìm một đồ đựng sạch sẽ đã được chuẩn bị trước, đổ vào đó nửa thùng nước giếng nửa thùng nước mưa.
– Đặt tùy hưu (cóc vàng) đã rửa xong vào trong đồ đựng, ngâm ba ngày.
– Lấy tùy hưu (cóc vàng) ra, dùng khăn bông lau sạch.
– Lấy một ít dầu chè, bôi lên mắt của tùy hưu (cóc vàng) (khai quang điểm mắt).
Dân gian cho tùy hưu (cóc vàng) hiểu nhân tính, khi khai quang chỉ cần có một mình bạn ở đố, sau khi khai quang tùy hưu (cóc vàng), người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn, nó sẽ luôn phù hộ cho bạn.
Thông thường khi khai quang còn phải đọc lời chú kim quan chú chuyên dùng cho khai quang trong Đạo giáo. Bài lời chú khai quang điểm nhãn như sau:
“ Thiên địa huyên tông, vạn khí bản căn. Quảng tu ức kiếp, chứng ngô thần thông. Tam giới nội ngoại, duy đạo độc tôn. Thể hữu kim quang, phú ánh ngô thân. Thị chi bất kiến, thính chi bất văn. Bao la thiên địa, dưỡng dục quần sinh. Thụ trì vạn biến, thân hữu quang minh. Tam giới thị vệ, ngũ đế ti nghênh. Vạn thần triều lễ, dịch sử lôi đình. Qủy yêu tang đảm, tinh quái vong hình. Nội hữu phích lịch, lôi thần ẩn danh. Động tuệ giao thiết, ngũ khí đăng đằng. Kim quang tốc hiện phú hộ chân nhân. Cấp tấp như luật lệnh”. Đọc 108 lần là được, đương nhiên càng nhiều càng tốt.
Leave a Reply