Theo cách nói của phong thủy, khi xem xét mới quan hệ giữa tạo hình ngoại cảnh của cửa hàng với cảnh trí thiên nhiên của khu vực cần xét hai yếu tố này phải thành một hệ thống thống nhất. Lúc đó hệ thống này có cấu trúc thuận ứng cho khí vũ trụ lưu thông, đem cửa hàng hòa nhập với sinh khí của thiên nhiên, việc làm ăn sẽ phát đạt.
Cảnh trí thiên nhiên vốn có là hợp lý, là tươi đẹp. Khi xuất hiện một cửa hàng như thêm một chi tiết trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ. Chi tiết này cũng có khi làm đẹp thêm cho cảnh sắc thiên nhiên nếu như hài hòa với cảnh sắc đó; cũng có khi là tỳ vết trên cảnh sắc thiên nhiên này nếu như không có sự hài hòa. Ngoại hình cửa hàng không hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, phong thủy học cho là rơi vào cảnh trí “ hoang phế ”, cản trở sự lưu thông sinh khí từ vũ trụ, biến khí vũ trụ thành sát khí, việc làm ăn sẽ suy giảm.
Để nhận biết một cửa hàng, một tòa kiến trúc dành cho kinh doanh…có hài hòa với cảnh trí thiên nhiên tại khu vực tọa lạc hay không, phương pháp đơn giản là quan sát chúng vào sáng sớm hay mò tôi. ở vào những khoảnh khắc thời gian này, khôi kiến trúc như đậm nét trong một không gian mờ ảo khiến người ta dễ vượt lên cái tương đốicủa đời thường để nhìn vào cái hài hòa giữa thiên tạo và nhân tạo, nghĩa là ngoại cảnh cửa hàng có đẹp hay không. Đặc biệt lúc có ráng sớm, ráng chiều, nhìn tạo hình ngoại cảnh cửa hàng có ánh lên không trung một hình tượng làm xúc động lòng người và có chất thơ hay không, nếu đạt như vậy thì ngoại cảnh cửa hàng đã đẹp nhất, báo hiệu công cuộc kinh doanh vô cùng phát đạt.
Địa điểm kinh doanh nằm trong cảnh trí thiên nhiên đẹp mà hài hòa, phong thủy học cho rằng như vậy sẽ có nhiều sinh khí được lấy từ thiên nhiên. Sẽ có nhiều khách hàng tới mua hàng và trao đổi hàng hóa tấp nập, doanh nghiệp sẽ làm ăn hưng vượng. Một kiến trúc cửa hàng làm phá nát không gian xung quanh, phong thủy cho rằng sẽ thu nhận sát khí từ thiên nhiên, sẽ gây bất lợi cho công việc kinh doanh, khách ít, sẽ có nhiều sự cố không lường xảy ra, kinh doanh trước sau thua lỗ.
Tụ điểm kinh doanh hài hòa được với cảnh trí thiên nhiên, là nhà kinh doanh đã tạo ra được thế thiên thời địa lợi. Người làm ăn có tâm cơ là lợi dụng được cái đẹp của thiên nhiên, của đất trời để gia tăng lợi nhuận.
Kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, về một ý nghĩa nào đó là kiến trúc tạo dáng, tạo sắc màu. Phong thủy học tạo sắc màu hài hòa với thiên nhiên theo học thuyết ngũ hành. Theo học thuyết ngũ hành, vạn vật trong Trời đất có 5 thuộc tính là: kim , mộc, thủy , hỏa, thổ. Mỗi một thuộc tính có một gam màu riêng. Màu của Mộc là màu xanh các loại, về hình tượng, nó biểu thị cho mùa xuân ôn hòa, là sắc lộc cây mới nhú. Màu của Hỏa là các loại gam màu đỏ, biểu thị cho mùa hè, là sắc của lửa, là biểu trưng sự nóng, sự ấm, sự năng động và sôi động, cuồng nhiệt, sự vang vang. Màu của Thổ là các loại gam màu vàng, mà nâu; là biểu trưng của mùa thu mát mẻ, màu của đất ôn tính. Màu của Kim là các loại gam màu trắng, màu bạc, thể hiện sự sáng sủa, cứng cáp, giòn nhọn. Màu Thủy là các loại gam màu đen, biểu trưng cho mùa đông lạnh lẽo, màu của nước, của vực sâu, của sự hiểm.
Các nhà dịch học xưa cho rằng, sắc màu của ngũ hành còn là điềm báo cho các hiện tượng lành dữ, tạm thời hay vĩnh cửu, trì trệ hay phát triển…Như:
Màu xanh: biểu thị sự vĩnh cửu, một trạng thái hòa bình, an bình.
Màu đỏ: màu của hạnh phúc, của tranh đấu, của sự cuồng nhiệt, năng động, của quyền lực.
Màu vàng: mang ý nghĩa của sự giàu có, giàu sang, màu của đế vương quyền quý.
Màu trắng: màu của sự bi ai, buồn, sự bình thường, thanh khiết, thanh đạm.
Màu đen: màu của sự phá hoại, trầm ẩn.
Từ những biểu trưng trên của màu sắc theo ngũ hành, các nhà kiến trúc xây dựng xưa rất thận trọng chọn màu sắc cho một khối kiến trúc, cho một tụ điểm kinh doanh, cho một cửa hàng.
Như nếu mong muốn giàu sang thì trong thiết kế xây dựng dùng màu đỏ, nếu mong cầu an bình, sự vĩnh cửu thì trong thiết kế xây dựng dùng màu xanh. Màu vàng xưa là màu của vua chúa dùng, trong kiến trúc dân gian không được lạm dụng, chỉ có thể dùng trong phạm vi rất hẹp, như thờ cúng…Màu trắng ít ai dùng, màu đen lại càng không.
Trong kiến trúc xây dựng xưa và trong trang trí hình dáng bên ngoài bên trong một tụ điểm kinh doanh, người xưa không xuất phát từ sự ưa thích thông thường theo thẩm mỹ nghệ thuật, mà còn hàm chứa tình cảm , tập tục của một lớp người, một cộng đồng dân tộc. Như cư dân vùng Đông Nam Á ưa dùng các sản phẩm dùng trong sinh hoạt hàng ngày và trong ăn mặc là màu dương mạnh, thường thiên về màu đỏ. Các biểu hiệu, biển cửa hàng cửa hiệu màu sắc sặc sỡ, gam màu mạnh và luôn có mặt của gam màu đỏ xanh dương. Do vậy, các nhà doanh nghiệp khu vực này khi tạo dáng màu sắc tụ điểm kinh doanh, cửa hàng…luôn chú ý đặc điểm này sao cho hài hòa với nhận thức màu sắc truyền thống của cư dân nơi kinh doanh. Đương nhiên trong xã hội hiện đại của thế kỷ XXI, theo đà phát triển văn hóa hiện đại và trình độ nhận thức cao của con người, thẩm mỹ về màu sắc của khách hàng cũng có thay đổi. Do vậy, nhà doanh nghiệp cũng nên chủ động trang trí màu sắc tụ điểm kinh doanh qua các màu sắc đầy sức sống, tươi mát và gợi cảm cho người tiêu dùng. Tuy vậy cũng không nên quá “ cách mạng”trong sử dụng màu sắc để trang trí tụ điểm kinh doanh. Ngay tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.., có một số cửa hàng, kiến trúc kinh doanh dùng biểu hiệu màu đen, chữ inoc trắng. Qua nghiên cứu và quan sát dài ngày, những tụ đem kinh doanh này rất vắng khách. Thậm chí có chỗ phải đóng cửa, ngừng kinh doanh.
Theo phong thủy học, màu sắc không đúng theo quan hệ sinh khắc, không hài hòa với nhau và với cảnh trí môi trường sẽ mang theo sát khí, gây họa cho tụ điểm kinh doanh, cho cửa hàng. Do vậy, việc mượn màu sắc để làm điểm nhấn trong Phong thủy kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng.
Các nhà kinh doanh xưa rất coi trọng cái thiên thời – địa lợi qua sự hài hòa nơi kinh doanh với thiên nhiên, họ đã lợi dụng cái đẹp của đất trời để thu lợi nhuận cao vào nhà. Ai thu hút được sinh khí từ vũ trụ vào nhà mình, tài lộc sẽ nhiều vô kể.
Leave a Reply