Thuật thôi miên giúp tăng cường trí nhớ
Trong học tập và làm việc, chúng ta thường cảm thấy có quá nhiều điều cần phải nhớ mà lại hay quên. Nhất là khi áp lực cống việc tăng lên, có người tuổi đời còn trẻ mà lại suy giảm trí nhớ. Người ta thường giải thích là thiếu tập trung, thiếu chăm chú. Điều này cho thấy, nhiều lúc chúng ta bị thế giới bên ngoài quấy nhiễu không thể tiếp nhận thông tin. Cho nên nếu không lặp lại nhiều lần, chúng ta khó nhớ được vấn để. Thật ra, hạt nhân của trí nhớ là làm cách nào giải quyết tốt vấn đề tiếp nhận và lưu trữ thông tin.
Trong thôi miên, người ta phải trải qua bước thả lỏng trong khi tập trung chú ý để đạt đến trạng thái thôi miên, như vậy đây cũng là một quá trình huấn luyện khả năng tập trung chú ý. Trong trạng thái thôi miên, người được thôi miên tập trung cao độ ở mệnh lệnh của nhà thôi miên, nếu áp dụng phương pháp tập trung chú ý này để chống lại sự phân tán chú ý, thì có thể đạt được hiệu quả tiếp thu và lưu trữ thống tin rất tốt.
Trong trạng thái thôi miên, nhà thôi miên cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến thân chủ phân tán chú ý, thông qua phân tích; giải thích rồi thực hiện huấn luyện với nhiều phương pháp khác nhau.
Có một sinh viên y khoa; khi lên giảng đường thì khó tập trung chú ý nghe giảng; tâm trí cứ như treo ngược cành cây. Lúc ở nhà ôn bài cũng không thể kiếm soát đầu óc; cứ suy nghĩ vẩn vơ; ảnh hưởng đến kết quả học tập; nên rất lo lắng. Nhưng sau đó; vì bạn gái mong muốn anh ta tốt nghiệp xong được giữ lại trường hoặc học nghiên cứu sinh; nên anh ta phải học ngày học đêm; đọc rất nhiều sách; nhưng chẳng đạt được hiệu quả gì; trái lại còn ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Trong khi huấn luyện thôi miên cho anh ta; nhà thôi miên ám thị: “Hãy chú ý vào điểm này; đừng nhìn sang nơi khác; tập trung tư tưởng của mình; lắng nghe hơi thở của mình; thầm đếm mỗi lần hít thở.” Một lúc sau thì ám thị: “Được, bạn đã tập trung chú ý; không còn suy nghĩ vẩn vơ; bạn chỉ có thể nghe được giọng nói của tôi; giọng nói của tôi rất thân thiết; rõ ràng. Bây giờ; bạn đang ngồi trên giảng đường lắng nghe tôi; đây là tiếng thầy giáo đang giảng bài; bạn nhớ hết nội dung tôi đã giảng; khi lên lớp; đừng suy nghĩ sang chuyện khác; không có gì quấy nhiều được bạn, bạn đã tập trung chú ý được rồi; tập trung rồi; bạn đã khôi phục trí nhớ rồi.” “Tôi đã tìm ra nguyên nhân bạn phân tán chú ý; chủ yếu là vì chưa sắp xếp kế hoạch học tập đúng đắn; làm trái quy luật bình thường; cho nên bây giờ bạn cần uốn nắn hoạt động tâm lý gây phân tán này; xây dựng chức năng chú ý, trí nhớ của bạn đã tốt hơn rồi, bạn đừng lo lắng bất an nữa”
Thông qua cuộc huấn luyện chú ý, nhất là thông qua sự huấn luyện ổn định của sự chú ý, trong trạng thái thôi miên, nhà thôi miên cho sinh viên này xem những hình khối khác nhau, mỗi lẫn xem một hình nhà thôi miên đều bảo sinh viên này tìm một hình nào đó trong hình này, để huấn luyện khả năng tập trung. Khi sinh viên này trả lời đúng, nhà thôi miên khích lệ, cứ năm lần trả lời đúng thì tăng cường ám thị: “Trải qua cuộc huấn luyện lần này, bạn đã hồi phục chức năng chú ý. Sau này bạn sẽ không còn bị phân tán tư tưởng nữa, bạn đã hết phân tán tư tưởng rồi, khả năng chú ý cũng đã được nâng cao” “Từ nay về sau, bạn có thể tập trung chú ý nghe giảng bài rồi, trí nhớ của bạn đã hồi phục, cuộc trị liệu của bạn đã thành công.” Trải qua sáu lần trị liệu, sinh viên này đã được hồi phục trí nhớ.
Phương pháp thôi miên cũng có thể nâng cao khả năng ghi nhớ. Muốn giải quyết vấn đề ghi nhớ, cách tốt nhất là học tập, ghi nhớ những thứ có liên quan trong tiềm thức.
Trước tiên, chúng ta có thể thường xuyên tự thôi miên mình, đưa ra nhiều lời đề nghị tích cực hơn, trải nghiệm cảm giác thả lỏng. Trong trạng thái tiềm thức này hiệu suất các chức năng trong bản thân của chúng ta được nâng cao, mức độ tiếp nhận những mức độ cần nhớ cũng tốt hơn trong trạng thái ý thức.
Kế đến chúng ta phải rèn luyện khả năng tự thôi miên mình, bất cứ khi nào cần cũng có thể thực hiện tự thôi miên. Cũng có nghĩa là khi cần thiết; chúng ta có thể tạm thời bước vào trạng thái tiềm thức, nâng cao khả năng tập trung; từ đó đạt hiệu quả nâng cao trí nhớ.
Ngoài ra; trong trạng thái thôi miên; hiệu quả tiếp nhận thông tin tốt hơn trạng thái bình thường; cho nên chúng ta cũng có thể kết hợp với một số công cụ giúp ích cho trí nhớ như “bản đồ tư duỵ” để ghi nhớ; sẽ càng có hiệu quả hơn.
Thuật thôi miên và trí nhớ
Các nhà khoa học Mỹ cho biết rằng lợi dụng tác dụng của ám thị thôi miên để tìm lại kí ức không phải là chuyện viễn vông.
Khoa học chúng minh tỉ lệ năng lực ghi nhớ giữa não trái với não phải là 1:1.000.000, thế nhưng thông thường người ta lại ghi nhớ bằng não trái, còn não phải thì lại dùng rất ít. Kí ức được chia làm kí ức cạn, kí ức sâu và kí ức phi thường. Kí ức cạn xảy ra ở vùng ngôn ngữ ở thùy trán trái, kí ức sâu xảy ra ở vùng sâu trong đại não, tức là vùng cá ngựa ở vỏ não cũ, vùng cá ngựa là trung khu ghi nhớ, có chức năng ghi nhớ, giữ gìn và tái sinh. Khi đi vào trạng thái thôi miên sâu, thông qua tượng tượng, hít thở sâu, người đuợc thôi miên đánh thức sóng điện não của vùng cá ngựa, nhờ đó có thể ghi nhớ sâu, và lâu dài. Nhất là có thể đánh thức vùng kí ức của não phải, đồng thời tăng cường kí ức sâu của não trái. Nhiều lần thôi miên có thể giúp tăng cường trí nhớ.
Thôi miên cũng có thể tìm lại kí ức lúc trước, nhớ lại những chuyện đã quên từ lâu. Nhà thôi miên Erickson đã thôi mỉên để giúp một thân chủ nhớ lại nội dung của một quyển sách đã đọc 25 năm trước, và người đó có thể nhớ được từng trang.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply