Tại sao con người lại nói mớ
Không phải người nào cũng “nói mớ” trong khi ngủ. Nói mớ là một hiện tượng rất khó lý giải. Qua nghiên cứu cho thấy, nói mớ có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ. Dù là giai đoạn ngủ mơ, hay ngủ thật cũng có thể xảy ra hiện tượng nói mớ. Đương nhiên, nói mớ xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn ngủ thật. Nó ít khi mang màu sắc tình cảm. Sau khi tỉnh giấc, người ta thường không nhớ được nội dung của cuộc nói mớ. Nói mớ thường là sự trần thuật lại quan điểm và nguyện vọng về sự việc nào đấy đã xảy ra vào ban ngày, có thể là cuộc chuyện trò với ai đó, hoặc những câu nói lý lẽ, cầu khẩn, mắng chửi hay gây gỗ, cũng có thể là ca hát, đọc sách hay ngâm thơ v.v.
Hiện tượng nói mớ gặp nhiều ở trẻ con. Nếu ban ngày chúng từng trải qua tâm trạng xúc động, đêm đến sẽ rất hay nói mớ. Thông thường, người ta không xem đấy là một chứng bệnh, nên cũng không cần điều trị. Hiện tượng này sẽ giảm dần, hay mất hẳn theo mức độ gia tăng của tuổi tác.
Nói mớ cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Nhược điểm duy nhất của nó chính là làm lộ bí mật nội tâm của người nói mớ. Đa số không ai nhớ được nội dung lời nói mớ, chỉ một số ít là có thể nhớ rõ. Một số nhà khoa học phát biểu về cơ chế phát sinh nói mớ như sau: khi đa số đại não con người ở vào tình trạng bị ức chế, trung khu vận động ngôn ngữ của đại não vẫn còn duy trì trạng thái hưng phấn, dẫn đến hiện tượng nói mớ.
Vì giấc mộng căng thẳng nhất xuất hiện trong giai đoạn ngủ mơ, sóng điện não lúc đấy và khi thức giống nhau, nên người ngủ đôi khi lớn tiếng nói to phản ứng của họ đối với những kích thích trong mơ. Đa số những nhà nghiên cứu cho rằng, nói mớ là dấu hiệu đau khổ của một dạng tiềm ý thức nào đấy.
Giấc mơ bóng đè
Bị bóng đè là trạng thái đang mơ thấy ác mộng, bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc. Và sau khi tỉnh có thể nhớ rõ nội dung cơn ác mộng đấy.
Bóng đè thường khiến người ta mơ thấy mình rơi vào tình cảnh khủng hoảng cực độ như bị quỷ sứ yêu tinh bao vây, bị thú dữ đuổi bắt, bản thân hay người thân gặp tai nạn v.v. Khi đó, người nằm mơ cố kêu gào, nhưng không thành tiếng; muốn phóng chạy, nhưng hai chân lại cứ đứng yên, cảm thấy mình rơi vào bước đường cùng và mệt thở không ra hơi. Người bị bóng đè muốn tỉnh giấc, nhưng không thể, cảm thấy thân người và tứ chi rất khó cử động giống như bị đè nặng bởi một vật gì đó. Sau một hồi giãy giụa, người nằm mơ cố gắng lắm mới hoàn toàn tỉnh giấc.
Bóng đè thường xuất hiện ở giai đoạn ngủ mơ và xảy ra nhiều vào khoảng thời gian sau nửa đêm. Trẻ em bị bóng đè thường khóc to sau khi tỉnh, tâm trạng hoảng sợ, người lớn nên vỗ về để giúp trẻ có được cảm giác bình yên trở lại và tiếp tục giấc ngủ; đối với người lớn, bóng đè thường tiếp tục ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí kéo dài sang tận ngày hôm sau. Trẻ em từ 3-7 tuổi thường hay bị bóng đè. Để trị liệu hiện tượng có liên quan đến bóng đè, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp tường thuật giấc mơ nhằm giúp mình trở nên trầm lắng, lạnh lùng khi nằm mơ. Nghiên cứu cho thấy, ý chí con người có thể chi phối hoặc làm thay đổi giấc mơ. Thế nên, vào ban ngày, hãy cố kể lại cơn ác mộng đó thật nhiều lần , nếu có thể, hãy viết ra giấy. Nếu lặp đi lặp lại việc đấy, những cảnh tượng đó sẽ không còn là nỗi ám ảnh, căng thẳng hay khủng hoảng, hiện tượng bóng đè cũng tự dưng biến mất.
Có một dạng ác mộng khiến người nằm mơ không thể tỉnh giấc. Nó xuất hiện nhiều trong khoảng nữa giờ hay hai giờ đồng hồ sau khi ngủ, thuộc giai đoạn 3-4 của giấc ngủ thật. Cơn ác mộng xuất hiện đột ngột, người nằm mơ mở trừng hai mắt, vẻ mặt dữ tợn, ý thức mơ hồ, đôi khi hét to như loài thú hoang, kêu rên cứu mạng, hay là chửi mắng nhiếc, co người lại ngồi dậy, rồi lại bật đứng lên. Họ thực hiện một vài động tác trong vô thức, nhịp tim đập mạnh, hơi thở gấp rút, mở to hai mắt, toàn thân toát mồ hôi, mặt mày trắng bệch. Cứ thế, hiện tượng đấy kéo dài trong vài phút, rất khó thức tỉnh. Sau đó, người nằm mơ lại nhẹ nhàng ngủ thiếp đi, hoàn toàn không nhớ những gì xảy ra.
Ngoài yếu tố di truyền và nhân tố phát triển sinh lý, nhân tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dạng ác mộng này. Ở người trưởng thành, triệu chứng này thường phát sinh từ những kích thích mạnh của tinh thần. Tỷ lệ xảy ra ở trẻ em là 1.5-2.9%, xuất hiện thường ở trẻ có độ tuổi từ 3-5, dần dần theo đà gia tăng tuổi tác, sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Các bậc cha mẹ hay lo sợ cuống cuồng khi phát hiện con trẻ mắc phải hiện tượng trên. Họ vừa gọi to vừa phát mông trẻ nhằm cố đánh thức chúng. Tuy nhiên, phản ứng như thế chỉ khiến tình trạng này thêm nặng, tốt nhất hãy bình tỉnh xữ lý, giúp trẻ nhẹ nhàng trở lại giấc ngủ sâu.
Leave a Reply