Kỳ thực, Dụng thần đối với nhật can trong tứ trụ là một tên gọi thay thế cho một yếu tố có đầy đủ khả năng bổ cứu, phụ giúp, có có tác dụng vô cùng quan trọng trong mệnh cục, sự tốt hay xấu trong tứ trụ của một người, chủ yếu có thể được quyết định bởi sự suy vượng của tứ trụ, phàm nhật chủ quá vượng hoặc quá nhược đều bị quy là có bệnh. Đối với những mệnh cục không tốt đều phải dùng thuốc để trị bệnh, loại thuốc này gọi là “thuốc y mệnh”, trong tứ trụ gọi thuốc đó là Dụng thần.
Ví dụ:
Xây hướng Càn:
Niên | Nguyệt | Nhật | Thời |
SÁT | QUAN | NHẬT NGUYÊN | QUAN |
QUÝ | NHÂM | ĐINH | NHÂM |
HỢI | TUẤT | SỬU | DẦN |
(1) Tứ trụ khởi sự này có nhật nguyên Đinh Hỏa sinh vào thu lệnh (mùa thu), Hỏa của thu lệnh là thoái khí cho nên không đắc thời lệnh gọi là thất lệnh, Thiên can lại không lộ ra Hỏa của nó để bổ trợ, cho nên không đắc thế, gọi là thất thế. Đinh Hỏa đối chiếu với Địa chi ở 12 cung Trường sinh, nguyệt chi Nhâm là dưỡng, niên chi Hợi là thai, nhật chi Sửu là mộ, thời chi Dần là tử, là trung bình, nhìn tổng quát mệnh cục, không đắc lệnh, không đắc thế, đắc địa chỉ được trung bình, vì vậy dùng tứ trụ này để xây sửa không phải là thượng cát.
(2) Phương pháp căn cứ vào chính cách để lấy Dụng thần, nếu quá vượng thì tiết chế bớt, nếu quá nhược thì bổ cứu thêm. Xây sửa vào tứ trụ có nhật nguyên Đinh Hỏa nhược, nên lấy Mộc (Ấn) để trợ giúp làm chủ, cũng ưa Hỏa (Tỷ) tương trợ, bởi vì Ngũ hành Mộc Hỏa chính là Dụng thần.
Thông thường, phương pháp lấy Dụng thần trong Tứ trụ phân thành hai loại.
– Dùng nhật can đối chiếu với suy vượng của tháng sinh để lấy, tức quan trọng là xem ngày sinh có đắc lệnh, đắc thế, đắc địa hay không.
– Định cách cục lấy Dụng thần, chính là đầu tiên từ mệnh cục định ra cách cục, xem thuộc cách cục nào, sau đó dựa vào cách cục là lấy Dụng thần.
Dưới đây sẽ trình bày một cách đơn giản về phương pháp cụ thể lấy Hỷ dụng thần. Đối với việc định cách cục, lấy Dụng thần, thường phân thành hai loại khác nhau là chính cách và biến cách. Sở dĩ gọi là chính cách, chính là lấy Dụng thần trong cách cục tứ trụ thông thường; còn biến cách, còn gọi là cách cục đặc biệt, tức dùng giờ cực vượng của nhật nguyên trong tứ trụ thành cách chuyên vượng của biến cách. Nếu như giờ nhật nguyên cực nhược thì biến cách sẽ là tòng sát, nếu tứ trụ sát vượng thì biến cách là tòng sát, nếu tài vượng thì biết cách là tòng tài…
Nhưng làm thế nào để phân biệt được đâu là cách cục thông thường? Nó có điều kiện gì? Kỳ thực điều kiện để có được cách cục thông thường chỉ có ba yếu tố:
(1) Trong tứ trụ phải lấy Thiên can lộ ra của bản khí nguyệt lệnh làm chính cách.
(2) Nếu bản khí của nguyệt lệnh chưa lộ ra ở Thiên can thì chúng ta có thể lấy bàng khí lộ ra Thiên can làm chính cách.
(3) Nếu bản khí hoặc bàng khí của nguyệt lệnh đều chưa lộ ra thì có thể lấy bản khí của nguyệt lệnh là chính cách.
Ví dụ:
Thực | Chính ấn | Nhật nguyên | Quan |
MẬU | ẤT | BÍNH | QUÝ |
TUẤT | MÃO | THÂN | TỴ |
TÂN ĐINH MẬU | ẤT | CANH NHÂM MẬU | CANH BÍNH MẬU |
Nhật nguyên Bính Hỏa sinh vào xuân lệnh (mùa xuân), bản khí của nguyệt lệnh là Chính ấn, Chính ấn Ất Mộc trong tứ trụ lộ ra ở nguyệt can, cho nên, trứ trụ này có thể lấy là Chính ấn cách, lấy Kim là Dụng thần, Thổ là Hỷ thần.
Lại ví dụ:
Tỷ kiên | Thương quan | Nhật nguyên | Thương quan |
QUÝ | GIÁP | QUÝ | GIÁP |
DẬU | DẦN | DẬU | DẦN |
TÂN | GIÁP BÍNH MẬU | TÂN | GIÁP BÍNH MẬU |
Nhật nguyên Quý Thủy sinh vào mùa xuân, khi Mộc đương lệnh, Thiên can lộ ra Thương quan Giáp Mộc, là bản khí của nguyệt lệnh, vì thế, tứ trụ này nên định là Thương quan cách, lấy Kim là Dụng thần, Thủy là Hỷ thần.
Cho nên, tuy phương pháp lấy Dụng thần tương đối phức tạp, nhưng cũng chỉ có mấy loại là Điềuhầu, Thông quan, Ức phù, Thuận thê… Thông thường phương pháp lấy Dụng thần của chính cách phần lớn lấy Điều hầu và An phù làm chủ.
Ví dụ:
Thực | Thương | Nhật nguyên | Thực |
BÍNH | QUÝ | GIÁP | BÍNH |
NGỌ | TỴ | TÝ | DẦN |
Nhật nguyên Giáp Mộc trong tứ trụ sinh vào tháng Tỵ, lộ ra Thiên can Bính, là Thực thần cách. Xem tổng quát mệnh cục, Thực thần đương lệnh, Thiên can lộ Thực làm hao tổn khí của nhật nguyên, trong tứ trụ Hỏa vượng mà thân nhược, nên lấy nguyệt can Quý Thủy là Dụng thần, nguyên lý của nó là lấy Hỏa chế Thủy để sinh thân (nhật nguyên Giáp Mộc), mặt khác Quý Thủy còn có thể Điều hầu, tức khống chế Hỏa khí.
Khi phân tích tứ trụ, nếu thuộc chính cách thì dùng phương pháp chính cách để lấy Dụng thần, nhưng nếu tứ trụ là cách cục đặc thù thì phải lấy biến cách để luận. Biến cách thường có sáu loại, tức tùng cách, nhất hàng đắc khí cách, hóa khí cách, lưỡng thần thành tượng cách, ám xung cách, ám hợp cách…
Nhưng, do cách cục rất nhiều, cho nên ở đây không thể luận thuật một cách chi tiết, tỉ mỉ được, chỉ có thể trình bày một cách đơn giản.
Thứ nhất là tùng cách, thông thường tùng cách có năm điều kiện:
-Nhật nguyên không có Ấn tinh sinh.
-Nhật nguyên không có Tỷ kiếp trợ.
-Nhật chủ không có gốc.
-Toàn cục tòng thần.
-Không có Ngũ hành khắc chế tòng thần.
Ví dụ:
Tài | Tài | Nhật nguyên | Tài |
ĐINH | BÍNH | NHÂM | BÍNH |
TỴ | NGỌ | NGỌ | NGỌ |
Nhật nguyên Nhâm Thủy sinh vào mùa hạ, Chính tài đương lệnh, nhật chủ thất lệnh, trong tứ trụ lại không có Ấn tinh (Kim) đến sinh trợ, thân cực nhược. Xem tổng thể mệnh cục, Tài tinh thông căn với Địa chi đương lệnh trong trụ mà vượng, nhật nguyên Nhâm Thủy cực nhược, nhật nguyên trong trụ lấy nguyên tắc cực nhược nên tòng (theo). Mệnh cục Tài tinh (Hỏa) đương lệnh quá vượng, vì thế tứ trụ này là tòng tài cách, nên lấy Tài tinh Hỏa là Dụng thần, Mộc là Hỷ thần, kỵ Ấn tinh (Kim) đến sinh trợ, Tỷ kiếp (Thủy) cũng kỵ.
Đối với việc lấy Dụng thần trong tứ trụ, cần phải phân tích mệnh cục một cách cụ thể, xem thế suy vượng, căn cứ vào hỷ kỵ của nó sau đó mới lấy Dụng thần, không thể cứ thấy nhật chủ nhược là ưa sinh trợ, mà phải xem khi nhược là nên hay không nên sinh trợ, như ở ví dụ trên, Nhâm Thủy cực nhược, Thủy cực nhược không nên sinh, cũng không nên trợ, lúc này nên dùng phương pháp tòng cách để lấy Dụng thần. Bạn đọc phải đặc biệt chú ý, nếu không việc dự trắc sẽ mắc sai lầm.
Leave a Reply