1) Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh vào năm nào sau dây:
a. 1940
b. 1941
c. 1943
d. 1945
2) Quê hương của Nguyễn Khoa Điềm ở:
a. Quảng Bình.
b. Quảng Trị.
c. Thừa Thiên – Huế.
d. Bình Định.
3) Thông tin nào sau dây không chính xác về tiểu sử của Nguyễn Khoa Điềm.
a. Xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng.
b. Tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó trở về miền Nam.
c. Từng bị địch bắt giam, và được giải thoát trong tổng tiến công Mậu Thân 1968.
d. Đã từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.
4) Tác phẩm nào sau đây là của Nguyễn Khoa Điềm:
a. Đất ngoại ô.
b. Mặt đường khát vọng.
c. Tiếng gà gáy.
d. Cả ba tác phẩm trên.
e. Dữ kiện a, b.
5) “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
a. Là một bài thơ.
b. Là một trường ca. ,
c. Là đoạn trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.
6) Trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm dược hoàn thành vào năm:
a. 1968
b. 1970
c. 1971
d. 1972
7) Cảm xúc chính trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
a. Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
b. Đất nước đau thương mà anh hùng trong chiến tranh.
c. Cảm nhận và lí giải về đất nước.
d. Cả ba điểm trên.
8) “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là đoạn thơ mang tính:
a. Chính luận
b. Trữ tình.
c. Trữ tình – Chính luận.
9) Ý nào sau đây không nằm trong mạch suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm về dất nước.
a. Đất nước gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con người.
b. Đất nước từ các phương diện địa lí – lịch sử,
c. Đất nước hóa thân trong mỗi người vì vậy mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
d. Đất nước với những đau thương mất mát trong chiến tranh.
e. Đất nước này là đất nước của nhân dân.
10) Thể hiện cảm nhận về Đất nước có từ lâu đời, ở đoạn thơ đầu của phần trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm viết:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” (1)
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (2)
Ý nghĩa nào sau đây của từng câu thơ là phù hợp với cảm xúc mà tác giả đang thể hiện.
• Câu (1):
a. Gợi hình ảnh thân thiết về người bà.
b. Gợi nhớ hình ảnh bà đang ăn trầu.
c. Gợi nhớ câu chuyện cổ tích Trầu cau.
d. Đất nước gắn với những phong tục lâu đời của người Việt đó là tục ăn trầu có từ thời vua Hùng. Hình ảnh bà ăn trầu gợi phong tục và gợi hình đất nước. .
• Câu (2):
a. Gợi hình ảnh thân thiết về người cha, người mẹ.
b. Ca ngợi tình yêu thủy chung của cha và mẹ.
c. Gợi nhớ những câu ca dao xưa nói về tình yêu thương chung thủy.
“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
d. Đất nước gắn với đạo lí truyền thống trong đó có tình nghĩa thủy chung đã từng được nói đến trong ca dao xưa và vẫn được duy trì trong đời sống gia đình hiện đại.
11) Về phương diện địa lí, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận đất nước là khoảng “không gian mênh mông” nhưng vẫn gần gũi, thân thiết và rất đáng tự hào đối với mỗi người, đó là nơi nào sau đây.
a. Nơi gắn với kỉ niệm tuổi thơ.
b. Nơi hò hẹn của tình yêu.
c. Là rừng vàng, biển bạc.
d. Tất cả những nơi trên.
e. Điểm a, b.
12) Khơi dậy hình ảnh một đất nước với chiều dài lịch sử ngàn năm, Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc đến:
– Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân (1).
– Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (2).
1. Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân.
a. Nói về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc.
b. Nhắc nhở tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc
c. Đặt trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thời Mĩ ngụy, sự gợi nhắc này khơi dậy ý thức đấu tranh thống nhất đất nước.
d. Tất cả các ý trên.
2) Ngày giỗ Tổ Hùng Vương:
a. Gợi nhắc lịch sử lâu đời của dân tộc từ thời vua Hùng dựng nước.
b. Nhớ công lao dựng nước của vua Hùng.
c. Đặt trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Mĩ xâm chiếm đây là, sự gợi nhắc trách nhiệm giữ nước của mỗi người.
d. Tất cả các ý nghĩa trên.
13) Đối với suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm trong “Đất Nước” thì ai là người “đã làm ra Đất Nước”.
a. Các vị vua của các triều đại phong kiến.
b. Những người anh hùng nổi tiếng trong lịch sử.
c. Những đấng nam nhi – rường cột của xã hội.
d. Vô vàn những người con gái, con trai vô danh, bình dị.
14) Khổ thơ:
“Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
1. Khổ thơ trên tiêu biểu cho cách vận dụng vốn ca dao rất sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm trong cả đoạn trích “Đất Nước”. Đó là các vận dụng nào sau dây:
a. Trích nguyên câu lục trong bài ca dao lục bát.
b. Không lặp lại nguyên văn mà . dùng hình ảnh của câu ca dao.
c. Vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng trở thành câu thơ, ý thơ gắn bó với mạch thơ của bài.
d. Cả ba cách vận dụng trên.
2. Khổ thơ trên đã nói lên được phương diện quan trọng nào sau đây trong truyền thống nhân dân, dân tộc.
a. Say đắm trong tình yêu.
b. Quý trọng tình nghĩa.
c. Biết căm thù và quyết tâm chiến đấu.
d. Cả ba phương diện trên.
15) Để góp phần thể hiện thành công tư tưởng cốt lõi của nhận thức về đất nước: “Đất Nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” Nguyễn Khoa Điềm đã tạo được một không khí, giọng diệu, không gian, nghệ thuật riêng bằng cách vậndụng vốn văn học, văn hóa dân gian phong phú, độc dáo.
Đánh giá trên là:
a. Đúng.
b. Sai.
ĐÁP ÁN
1. c 2. c 3. b 4. e
5. c 6. c 7. c 8, c
9. d 10. 1d, 2d 11. d 12. ld, 2d
13. d 14. ld, 2d 15. a
Leave a Reply