Khăn trùm đầu đỏ có quan hệ gì với phúc?
Khi chúng ta xem ti vi, thường nhìn thấy các cô dâu trong phim cổ trang đều đội khăn trùm đầu, ngồi trong kiệu hoa, vui vẻ và tràn đầy cảm giác thần bí, chờ đợi giây phút chú rể vén khăn trùm đầu trong đêm động phòng. Dù là người ngoài cuộc ở trước màn hình ti vi cũng không khỏi hồi hộp. Vậy, vợ chồng thực sự kết hôn sẽ có cảm gián hạnh phúc mãnh liệt như thế nào? Một chiếc khăn trùm đầu, sao có thể khiến cho mọi người động lòng như thế? Chiếc khăn trùm đầu đầy bí ẩn này được ra đời như thế nào?
Tương truyền, khi trời đấu hỗn độn chưa phân, Bàn Cổ ngủ chìm trong đó. Sau này Bàn Cổ tỉnh dậy, đã tìm một cái rìu khổng lồ tách trời và đất ra, về sau có người rơi xuống. Sau đó giữa trời và đất xuất hiện một cặp anh em, tức là Phục Hy và Nữ Oa. Hai người cùng nhau chung sống nhiều năm, nhưng không xuất hiện bất kỳ sinh linh nào, để sinh sôi nhân loại, hai anh em liền bàn bạc kết nghĩa vợ chồng. Tuy nhiên anh em kết hợp dù sao cũng trái với luân thường nên đắn đo nhưng không thể không có sinh linh giữa trời đất. Do vậy, hai người lên đỉnh núi cầu xin ông trời: “Nếu ông trời đồng ý cho anh em tôi làm vợ chồng, hãy cho đám mây trên bầu trời tập hợp lại, nếu không đồng ý hãy cho chúng tản ra”. Vừa nói xong, mấy đám mây đó lần lượt di chuyển lại gần nhau, cuối cùng hợp làm một. Vậy là Nữ Oa đã kết hôn với anh trai, để che đi sự ngượng ngùng, họ đã kết cỏ làm quạt để che mặt. Người thời nay cưới, vợ cầm quạt, cũng chính là tượng trưng cho sự việc này. Con cháu đời sau của Nữ Oa học theo đó. Sau khi kết hôn, các cô gái lấy khăn trùm đầu che mặt. Điều này có nghĩa bỏ thân phận cũ và bắt đầu thân phận mới của cô dâu nên dễ bị tà ma thừa cơ xâm nhập. Dùng cách này để tránh tà ác, cầu bình an. Về sau, do kết hôn là một trong 4 việc đại hỷ của đời người, khăn trùm đầu đã trở thành tượng trưng cho vui vẻ và phúc trạch.
Đây chính là lai lịch của khăn trùm đầu đỏ trong truyền thuyết thần thoại cổ đại Trung Quốc và cũng từ nguyên do này mà nó là vật đại diện cho phúc khí.
Khăn trùm đầu thực sự được xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ Bắc Tề của Nam Bắc Triều, do nằm ở phương bắc, tương đối lạnh giá, phụ nữ Bắc Tề khi đó thường sử dụng một cái khăn nhỏ hình vuông che đỉnh đầu để tránh gió, phòng lạnh. Tới đời Đường, Đường Huyền Tông Lý Long phá bỏ tập tục cũ, lệnh cho cung nữ che đầu bằng “lưới phủ trán”, tức là gắn một tấm lưới mỏng trên mũ để che trán, coi như là đồ trang sức. Sau này truyền ra dân gian, các phụ nữ cả ngày đội “lưới phủ trán” làm việc sẽ rất bất tiện, nên chỉ đeo nó khi kết hôn. Để bày tỏ sự chúc mừng nên thường dùng khăn màu đỏ. Loại khăn trùm đầu đỏ này đã trở thành phục sức không thể thiếu của cô dâu.
Màu đỏ của khăn trùm đầu tượng trưng cho vui vẻ, may mắn, vô cùng tươi tắn, khăn trùm đầu thể hiện che đi, thay đổi thân phận, bắt đầu lại từ đầu. Khi vén khăn trùm đầu, trong lòng sẽ hình thành cảm giác hạnh phúc, mơ ước về một cuộc sống mới, cũng như tình cảm nhìn nhau đầy tình ý, luôn khiến trái tim rung động, khó quên, là một sự trải nghiệm tuyệt diệu.
Chữ “phúc” dán ngược có ý nghĩa gì?
Mỗi khi dịp tết đến, nhà nhà đều dán chữ “phúc” ngược, trên cửa chính, trên cửa sổ và trên tường. Chữ “phúc” dán ngược ngụ ý “Phúc đáo lâm môn”. Phúc đến nhà chính là phúc lâm môn, là ý nghĩa tốt đẹp. Vì thế, nó là một tập tục quan trọng cầu phúc dịp tết đến. Vậy, tập tục dán ngược chữ “phúc” ra đời như thế nào?
Liên quan đến lai lịch của chữ “phúc” dán ngược, có ba cách nói.
Một là nói về Hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương đời Minh. Chu Nguyên Chương qua nhiều năm chinh chiến đăng cơ Hoàng đế, sắc phong phu nhân Mã thị của mình là Hoàng hậu, sử gọi là Mã Hoàng hậu. Vào ngày 30 tháng 12, mùa đông năm đó chính là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới, Chu Nguyên Chương vi hành tới đường phố trên thành Nam Kinh. Cứ đi mãi, ông nhận ra trên đèn lồng ở cửa một gia đình có một bức tranh, vẽ một phụ nữ chân to cưỡi ngựa, ôm một quả dưa hấu trong lòng. Chu Nguyên Chương tức giận, lập tức muốn giết chết gia đình đó. Để có thể nhận biết được nhà này, ông liền tiến đến trước cửa xoay chữ “phúc” ngược đầu xuống, rồi rời đi. Hóa ra, Mã Hoàng hậu chân to, ôm dưa hấu trong tiếng Hán đọc gần giống với “Hoài Tây” ý chỉ quê hương của Mã Hoàng hậu. Bức tranh này là chế giễu Mã Hoàng hậu.
Sau khi về cung, Chu Nguyên Chương đã nói chuyện này cho Mã Hoàng hậu. Mã Hoàng hậu là người lương thiện, liền sai người đảo lại toàn bộ chữ “phúc” trên cửa của tất cả các nhà. Ngày hôm sau, Chu Nguyên Chương nhìn thấy cảnh tượng này, biết là chủ ý của Mã Hoàng hậu nên cũng nguôi giận.
Câu chuyện thứ hai là nói Cung Thân Vương đời Thanh. Tương truyền vào một đên giao thừa, trong phủ Cung Thân Vương dán chữ “phúc” đón năm mới. Nhưng trong đám đông dán chữ “phúc” có một người không biết chữ nên đã dán ngược. Đáng nói là chữ “phúc” này được dán trên cửa chính. Vậy là mọi người kéo đến xem đều bình phẩm: “Phủ Cung Thân Vương có chữ “phúc” ngược”. Cung Thân Vương giận tím mặt, định giết người này. Lúc này người đó nhanh trí, quỳ xuống nói: “Cung Thân Vương phúc lớn, phúc không cần mời cũng tự đến”. Đó chính là phúc đáo lâm môn. Cung Thân Vương nghe thấy có lý, không phạt mà còn ban thưởng. Từ đấy, chữ “phúc” ở phủ Cung Thân Vương đều được dán ngược.
Câu chuyện thứ bà cũng liên quan đến Cung Thân Vương. Một đêm giao thừa, trong Thanh cũng sắp ban chữ “phúc”, các đại thần được ban đều lần lượt phải tạ ơn. Cung Thân Vương vì có tâm sự, khi quỳ tạ, lại cầm ngược chữ “phúc”. Các đại thần đều giật thót mình. Thái giám Lý Liên Anh thường nhận được ân huệ của Cung Thân Vương nên lập tức nói: “Lão phật gia phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam Sơn, xuân mới đón phúc, phúc này thật sự đến rồi”. Từ Hi nghe vậy, mặt chuyển từ tối sầm sang rạng rỡ, còn thưởng thêm cho Cung Thân Vương và Lý Liên Anh, hơn nữa lệnh cho mọi người dán lại chữ “phúc” ngược. Về sau dân gian bắt chước làm theo, việc dán ngược chữ “phúc” đã trở thành một trong những tập tục quan trọng cầu phúc trong dịp tết.
Em bé tứ hỷ.
Hai em bé béo mũm mĩm, cởi chuồng, mặc yếm hoa, tay cầm trống lắc, hồn nhiên đúng mực, hoạt bát đáng yêu. Hai hình tượng đứa bé béo tròn này không hề độc lập mà lần lượt được liên kết với nhau bằng phần lưng và mông. Đây chính là “em bé tứ hỷ”. Chỉ có hai đứa bé mà gọi là “tứ hỷ”?
Thực ra không có gì huyền diệu, chỉ cần quan sát kỹ một chút sẽ nhận ra, phần lưng và mông liên kết hai đứa bé lại thực ra cũng là một phần “cơ thể” mặc yếm hoa. Bốn phía của em bé tứ hỷ lần lượt đều là một đứa bé hoàn chỉnh. Trong đó, hai đứa nằm ngang, hai đứa khác ở tư thế đứng. 4 đứa bé, 2 cái đầu, 4 cái tay, 4 cái chân, tạo nên bức tranh “bốn đứa bé tranh đầu” thú vị. Em bé tứ hỷ ngụ ý may mắn đại diện cho phúc khí, là kết tinh trí tuệ và thể hiện theo đuổi nguyện vọng tốt đẹp của tổ tiên chúng ta. Như vậy, em bé tứ hỷ ra đời như thế nào? Đại diện cho những phúc khí gì?
Đời Minh có ba đại tài tử là Giải Tấn, Dương Thận và Từ Vị. Giải Tấn chủ trì biên soạn Đại điển Vĩnh Lạc được gọi là đệ nhất bác học đời Minh. Giải Tấn thành danh từ nhỏ, khi còn bé đã nổi tiếng trong vùng vì thông minh nhanh nhẹn, nghe nói “Em bé tứ hỷ” chính là do ông phát minh sáng tạo ra.
Giải Tấn quê ở Tây Giang, lúc 5 tuổi đã đọc thuộc Tứ thư, Ngũ kinh, giỏi văn, giỏi họa, xuất khẩu thành thơ. Do Giang Tây rất gần với thủ đô Nam Kinh lúc bấy giờ nên tên tuổi của thần đồng Giải Tấn đã nhanh chóng lan đến kinh thành. Hơn nữa còn được Hoàng đế Chu Nguyên Chương lúc đó đích thân tiếp kiến và khảo hạch. Sau đó đặc biệt cho phép ông về quê cùng học với các tú tài ở trường huyện.
Sau khi đến trường huyện, giáo khoa trong trường cho rằng Giải Tấn không có thực tài như lời đồn, liền có ý làm khó ông. Đúng lúc năm đó được mùa lớn, có thể nói là ngũ cốc đầy bồ, giáo khoa bèn ra đề “Mưa thuận gió hòa nên bội thu” để Giải Tấn vẽ tranh ca tụng được mùa thu hoạch. Giải Tấn chăm chú vẽ, vẽ liền một lúc hai bức. Tuy nhiên bức tranh bị phê quá thông tục, bình thường, không có gì đặc sắc. Lúc này, Giải Tấn đã hiểu đây là giáo khoa muốn thị uy với ông. Suy nghĩ một lát, ông liền vẽ bức tranh em bé nối người. Giáo khoa nhìn thấy, cho rằng là quái vật, định phạt Giải Tấn. Giải Tấn không hoang mang, ung dung giải thích đây là em bé tứ hỷ: “Cửu hạn gặp Cam Lộ, xa quên gặp người quen, đêm động phòng hoa trúc là lúc bảng vàng đề tên”. Giáo khoa nghe xong, tâm phục khẩu phục.
Sau này, bức tranh “Em bé tứ hỷ” đã trở thành hình vẽ đặc biệt đại diện cho phúc khí, niềm vui, nhanh chóng được lưu truyền cho tới ngày nay, trở thành hình vẽ may mắn, hiếm lạ trên đời. Sau đó mọi người dựa vào hình vẽ “Em bé tứ hỷ” chế thành mô hình thực tế, bằng rất nhiều chất liệu như vàng, bạc, đồng, gốm sứ, ngọc. Mọi người đua nhau sưu tầm để nạp phúc khí.
100 các viết chữ “phúc”
Mọi người theo đuổi phúc vận, không chỉ tiến hành các hoạt động cầu phúc, khấn phúng trong ngày lễ tết, mà lúc thường ngày cũng bày những đồ vật liên quan đến phúc, để cầu phúc, nạp phúc. Mà tương đối thường gặp và cũng khá thuận tiện chính là treo tranh chữ liên quan tới phúc trong nhà. Trong những tranh chữ liên quan với phúc này, có một bức tranh tên là “Tranh trăm phúc” đặc biệt được mọi người yêu thích. Chẳng lẽ chữ “phúc” thật sự có 100 cách viết sao?
Chữ “phúc” có lịch sử lâu đời, là loại chữ Hán xuất hiện đầu tiên. Việc nghiên cứu liên quan đến “phúc” từ xưa đến nay cũng chưa từng gián đoạn, cho dù là nội hàm hay bề ngoài của nó cũng đều rất được yêu mến. Chữ “phúc” sớm nhất được phát hiện là trên một đồ đồng thau thời kỳ Thương Chu, sau này cách viết của chữ “phúc” vô cùng phong phú. Mọi người theo đuổi phúc, cũng theo đuổi cái đẹp, bèn suy nghĩ để “phúc” và “cái đẹp” kết hợp hoàn mỹ với nhau. Cách làm trực quan nhất không gì hơn là trước tiên làm chữ “phúc” đẹp hơn. Các cách viết: Giáp cổ văn, kim đỉnh văn, chính, thảo, lệ, triện, hành… nối đuôi nhau ra đời, mọi người sau này đã tổng kết tâm huyết của các tiền bối lại, thêm vào sáng tạo của mình. “Tranh trăm phúc” đã ra đời, 100 chữ với các hình thái khác nhau trong tranh đều là chữ “phúc”, mang đậm tính thẩm mỹ, lại có ngụ ý sâu sắc, trở thành lựa chọn tuyệt vời nhất để treo ở phòng khách. Tập trung thú vui tao nhã, trang trí và khấn cầu phúc vào một thể.
“Tranh trăm phúc” truyền thống do 100 chữ “phúc” khác nhau tạo thành. Trong đó để chữ có nền tảng là thể triện, thông qua xử lý nghệ thuật của nhà thư pháp, diễn sinh ra các dị thể khác nhau, thịnh hành trong dân gian. “100” ở thời cổ đại có ý là viên mãn, đồng thời cũng thường thể hiện là số cực lớn không xác định. Bởi vì, “100 phúc” có hai hàm nghĩa, vừa thể hiện phúc đến viên mãn, lại có ý “vạn phúc”.
Thể chữ trong “tranh trăm phúc” ngay ngắn, đại khí, chắc chắn, giàu ý vị, bố cục chỉnh thể gọn gàng, hợp lý. Đa phần là chữ vàng nền đỏ, màu sắc tươi tắn mà không mất đi vẻ cao nhã, cực kỳ phù hợp trep trong phòng khách. Mỗi khi tết đến, mọi người đều mong chờ vạn phúc tới nhà. Lúc này đứng trước “Tranh trăm phúc” lặng lẽ khấn cầu, lời chúc phúc sâu xa và mong muốn tốt đẹp đều nằm trong “Tranh trăm phúc” tinh xảo khác biệt này.
Con dơi của nhà Hòa Thân.
Hòa Thân là đại tham quan nổi tiếng đời nhà Thanh. Tài sản ông than ô theo thống kê tổng cộng là một tỷ lượng bạc trắng, tương đương với tiền thuế mười lăm năm của chính quyền nhà Thanh khi đó. Tiền Hòa Thân tham ô nhiều, nhà ông ở đương nhiên cũng không thua kém. Nơi ở xưa của Hòa Than giờ được gọi là phủ Cung Vương. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi vì Hoàng đế Hàm Phong đã ba cho Cung Thân Vương Dịch Túc.
Phủ Cung Vương tổng cộng chia làm ba đạo lộ Đông, Trung, Tây. Mỗi đường từ Nam tới Bắc đều do các đường trục giữa có nhiều tứ hợp viện tổ thành. Kiến trúc chủ yếu ở trung lộ có điện Ngân An và Giai Lạc đường uy nghiêm, khí phách. Đông lộ có chính phòng Đa Phúc Hiên, nổi tiếng là Lạc Đạo đường, cũng rất giàu có, hào hoa. Tứ hợp viện ở Tây lộ nhỏ nhắn, tinh xảo. Phủ Cung Vương không chỉ có kiến trúc xa hoa đường hoàng, cảnh quan của nó cũng cực kỹ nhã nhặn; đồng thời tên gọi cũng tao nhã, ví như trung lộ vừa bước vào cửa đã có chữ “phúc” do Hoàng đế Khang Hy ngự bút thư. Tiếp sao đó có đỉnh Độc Lạc, Phúc trì (ao dơi), ẩn giữa trời xanh là Phúc sảnh (nhà dơi), bên ngoài còn có Phúc hà (sông dơi). Trong đó, Phúc trì, Phúc sảnh, Phúc hà được coi là tam đại phúc của phủ Cung Vương. Vậy thì, tại sao Hòa Thân lại yêu thích con dơi như thế?
Nghe nói tổ tiên của Hòa Thân từng có một lần gặp nguy hiểm, trong lúc cấp bách, đã có một đàn dơi đã cứu tính mạng. Từ đó trở đi, nhà Hoà Thân đã thờ cúng con dơi như thánh vật. Hơn nữa “con dơi” trong tiếng Hán đọc hài âm với “phúc”, bản thân con dơi chính là tượng trưng cho vợ chồng. Do đó tới đời Hòa Thân, ông càng thêm yêu thích con dơi.
Hòa Thân yêu mến con dơi đến mức si mê, ông không chỉ xây tòa tam đại “phúc”, mà dù ở cả những nơi không được để ý tới trong phủ Cung Vương cũng xuất hiện các loại tiểu “phúc”. Theo thống kê liên quan, trong toàn bộ hoa viê của phủ Cung Vương tổng cộng có chín ngàn chín trăm chín mươi chín con dơi, ngụ ý “vạn phúc” nhưng lại thiếu một con. Ở đây đương nhiên có tính toán của Hòa Thân. Hòa Thân làm quá nhiều chuyện thiếu đức, phải cẩn thận đề phòng. Dù là những chuyện hư vô nhưng ông cũng buộc phải tin. Đây chính là căn cứ vào câu “Trăng đầy sẽ khuyết, nước đầy sẽ tràn” để thiết lập số lượng, luôn “không tràn đầy”. Đây chắc chắn là mong muốn của ông.
Chỉ đáng tiếv, Hòa Thân mặc dù thích phúc, thích con dơi, hơn nữa cũng có nghiên cứu nhất định về “văn hóa phúc”, nhưng lại thua ngay từ điểm khởi đầu. Từ đầu đến cuối, ông đều không làm rõ được bản chất và ngọn nguồn của “phúc” là gì. Có điều, đối với Hoà Thân bất nhân để làm giàu, làm nhiều chuyện ác thì trước khi bị chặt đầu cho dù bạn nói với ông ta “phúc do tích đức” hoặc “phúc không có đức chính là cây không rễ” e rằng ông ta cũng sẽ không tin.
5 con dơi tại sao có thể tượng trưng cho phúc khí?
Con dơi nửa giống chim, nửa giống thú, nhưng không phải chim không phải thú, toán thân có lông, là động vật vú sữa. Nếu nói nó là thú, nó lại có cánh, biết bay. Mặc dù có thể bay, nhưng không có lông vũ vì thế cũng không phải là chim. Cho dù con dơi là động vật vú sữa thật sự biết bay duy nhất, thân phận này làm cho nó rất đặc biệt trong đại gia đình động vật. Con dơi xuất hiện từ khá sớm, chúng đã sống năm ngàn năm trăm vạn năm trên trái đất. Dơi tổng cộng có hơn một ngàn loài, là gia tộc đồ sộ nhất trong các loài động vật vú sữa.
Con dơi có thân phận đặc biệt và hài âm trong tên gọi nên rất được mọi người chú ý. Người xưa luyện đơn dược theo đuổi trường sinh cho rằng ăn dơi có thể trường thọ, từ đó cho rằng con dơi trường thọ, có thể sống một ngàn tuổi. Cho nên con dơi ngoài hài âm với chữ “phúc” ra con nổi danh bởi trường thọ. Thực ra, con dơi ngoài hài âm thì truyền thuyết là không đúng sự thật, không có điều gì đặc biệt khác có liên hệ thực chất với “phúc”. Nhưng “phúc” vốn không nhìn thấy cũng không sờ được, ai có thể chứng minh con dơi không liên quan với “phúc” chứ? Bởi thế, con dơi tượng trưng cho “phúc”, mọi người coi con dơi là động vật may mắn, sử dụng nhiều trong tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng con dơi bản thân không liên quan gì tới ý nghĩa tốt đẹp cũng vì lòng yêu thích của mọi người, được thể hiện qua những bàn tay nghệ thuật đã biến thành “con dơi nghệ thuật” bay lượn giữa đám mây lành, đa dạng, nhiều màu sắc, rực rỡ và khiến mọi người yêu mến.
Trong các hình vẽ có con dơi, thường gặp nhất là hình tượng của 5 con dơi. 5 con dơi trong tiếng Hán rõ ràng là “ngũ phúc”. Hình tượng này đại diện cho 5 cảnh giới cao nhất của Trung Quốc cổ đại đối với phúc khi, bao gồm: Trường thọ, phú quý, mạnh khỏe, làm nhiều điều nhân nghĩa, sống đến già. Vì vậy tranh “5 con dơi” cực kỳ thịnh hành trong thời cổ đại, càng thịnh hành hơn ở đời Thanh, xuất hiện rất nhiều bức tranh may mắn về dơi.
“Ngũ phúc hiến thọ”: 5 con dơi bay lượn vòng quanh chữ “thọ”, ngụ ý ngũ phúc đầy đủ, đặc biệt nghiêng về trường thọ, đa phần dùng để chúc thọ.
“Ngũ phúc hòa hợp”: 5 con dơi và hoa sen, hộp tròn tạo nên bức tranh, con dơi dường như vừa bay ra từ trong hộp tròn. Sen và hộp trong tiếng Hán đọc hài âm với “hòa hợp”, cho thấy ngũ phúc vẹn toàn, hạnh phúc dung hòa.
“Bình an ngũ phúc từ trời đến”: Trong bức tranh trên là trời, dưới là đất, có một đồng tử đứng trên mặt đất, đồng tử tay cầm chiếc hộp, trên đường từ trên xuống dưới phân bố 5 con dơi, có con bay lượn trên bầu trời, có con đã bay vào chiếc hộp trong tay đồng tử, ngụ ý phúc từ trời giáng xuống.
Những điều trên đều là ứng dụng mang tính sáng tạo của mọi người đối với “5 con dơi”, là thể hiện sự theo đuổi không biết mệt mỏi của con người đối với phúc.
Tấm gương ngũ phúc kiện toàn.
Người cổ đại khi đánh giá một người ngũ phúc kiện toàn thường nói một câu: đại phú quý diệc thọ khảo. Đại phú quý thì không cần nói nhiều. ý nghĩa của diệc thọ khảo là thọ cao hoặc trường thọ, như thế tất nhiên là ngũ phúc kiện toàn. Liên quan với nó còn có hai bức tranh, một là bức tranh tết trước đây nhà nhà đều treo vào dịp tết, tên gọi là “Đại phú quý diệc thọ khảo”; một bức tranh khác tên là “Miễn trụ kiến tù”. Vậy hai bức tranh này có liên quan gì tới phúc?
Trước tiên, chúng ta hãy nói một chút về tranh tết “Đại phú quý diệc thọ khảo”, bức tranh này thường được chia làm hai bức, là tranh quý cô, do thịnh hành ở đời Thanh, bởi vì hai quý cô trong tranh đều là ăn vận trong cung nhà Thanh, mỗi cô nằm ở vị trí trung tâm của mỗi bức tranh tết, bên cạnh có hai đôi trai gái quỳ gối, đây là quý tử quý phụ. Hai bức tranh này lần lượt có chữ “đại phú quý” và “diệc thọ khảo”. Như vậy, “Đại phú quý diệc thọ khảo” ra đời như thế nào?
Điều này phải nói đến bức tranh “Miễn trụ kiến tù”, là bức tranh đầu tiên được một người đời nhà Thanh tên là Mã Đài vẽ ra theo truyền thuyết về Quách Tử Nghi đời Đường. Câu “Đại phú quý diệc thọ khảo” là do Quánh Tử Nghi nói. Quách Tử Nghi do có công lớn trong quá trình bình định loạn An Sử, được phong làm Phần Dương Vương. Về sau, có một lần Hồi Hột, Thổ Phiên vây đánh Kinh Dương, triều đình không kịp phản ứng, quân địch đã tới dưới chân thành. Lúc này, Quách Tử Nghi liền dẫn mấy chục tùy tùng tới doanh trại của Hồi Hột, cởi bỏ khôi giáp, ném thương xuống đất, thủ lĩnh Hồi Hột từ lâu đã nghe nói đến đại danh của Tử lệnh công, thấy ông gan dạ hơn người, lại có thành ý như thế bèn lui binh. Sau khi rút binh thành công, Quách Tử Nghi đến Ngân Châu, lúc này đúng vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, Quách Tử Nghi nhìn thấy trong xe phát ra ánh sáng óng ánh, một mỹ nữ bước xuống từ chiếc xe, sáng lấp lánh. Quánh Tử Nghi biết là Chức Nữ trên trời hạ phàm, lập tức vái cầu phúc. Chức Nữ nhìn thấy Quách Tử Nghi bèn cười nói: “Đại phú quý diệc thọ khảo”. Sau đó liền bay đi mất.
Về sau, Quách Tử Nghi làm quan tới chức Thương thư lệnh, Đức Tông Hoàng đế đời Đường tôn ông làm “Thượng phụ”, đời sau của ông có 8 con trai, 7 con rể đều là hiển quý đương triều, có mấy chục cháu trai, cháu gái, hưởng thọ chín mươi tuổi, ngũ phúc trong nhân gian có thể nói là tập trung hết lên một mình Quách Tử Nghi. Mọi người khi đó ca ngợi “Tử Nghi hoàn danh cao tiết, quang minh nổi tiếng, phúc lộc cả đời, Tề Hằng, Tấn Văn so với ông còn kém hơn”
Từ đó mọi người liền coi Quách Tử Nghi là tấm gương ngũ phúc kiện toàn, hậu thế diễn sinh ra rất nhiều tác phẩm văn học và hội họa liên quan để ca tụng ông, cũng đồng thời có tác dụng cầu phúc.
Sau đời Thanh cũng thường có các tác phẩm lấy đề tài là “Đại phú quý diệc thọ khảo”, chủ đề không thay đổi nhưng nội dung có xu hướng đa dạng hóa, đa phần lấy mẫu đơn, đá thọ, tùng bách, hoa đào tạo thành tranh. Tề Bạch Thạch tiên sinh từng tạo ra tác phẩm “Đại phú quý diệc thọ khảo”, trong đó có hoa mẫu đơn, đào thọ và bình hoa vân rồng hoa xanh; mẫu đơn đại diện cho phú quý, đào thọ đại diện cho trường thọ, bình hoa đại diện cho bình an, thể hiện mong ước tốt đẹp và hướng tới hạnh phúc của con người.
Tranh Chung Quỳ có quan hệ gì với phúc?
Chung Quỳ là nhân vật phụ trách bắt quỷ trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, đa số mọi người cho rằng, Chung Quỳ có thể bắt quỷ, ăn thịt quỷ, vì thế trong nhà thường treo tranh Chung Quỳ để trấn trái tránh tà, trừ ác, nạp phúc. Trừ ác còn có thể lý giải được, dù sao ông cũng có thể bắt quỷ, nhưng nạp phúc phải bắt đầu nói từ đâu đây?
Những năm Khai Nguyên đời Đường, Đường Huyền Tông sau khi tuần giữ từ Li Sơn về liền sinh bệnh. Một hôm, Huyền Tông mơ thấy hai con quỷ nhỏ đang lén lút trộm cây sáo ngọc của ông và túi thơm thêu của Dương Quý phi. Huyền Tông tức giận nhưng không biết làm thế nào với con quỷ nhỏ, trong lúc đang không có cách nào, bỗng có một con quỷ lớn hơn nhảy vào trong điện, con quỷ này càng hung ác hơn hai con quỷ trước. Huyền Tông chỉ thấy đầu tóc nó rối tính, đầu buộc mũ vải, người mặc áo xanh, chân đi giày da, để lộ một cánh tay, giơ tay túm lấy một con quỷ nhỏ, móc con ngươi nuốt luôn vào miệng. Huyền Tông kinh sợ, không nói được gì. Sau đó, con quỷ lớn lại thi lễ với Huyền Tông, tự giới thiệu gia môn là Chung Quỳ núi Chung Nam, những năm Cao tổ Vũ Đức, thi võ ở Trường An bị rớt bảng, xấu hổ nên đập đầu vào bậc đá trước điện tự sát. Sau đó, Cao tổ ban áo bào xanh làm đồ tang, khắc ghi trong lòng, thề chém hết yêu nghiệt trên thế gian cho Đại đường, nói xong liền biến mất. Huyền Tông tỉnh dậy, bệnh cũng không chữa mà tự khỏi.
Về sau, Huyền Tông lệnh cho Ngô Đạo Tử theo miêu tả của mình vẽ ra một bức hình của Chung Quỳ, trên đó phê rằng: “Thần linh ứng mệnh, bệnh nặng chữa khỏi, liệt sĩ trừ yêu, thực phải khen thưởng”. Do tranh không giống, ban hiển có câu “Cuối năm xua đuổi, đi khắp nơi, loại trừ tà mị, lợi cho trấn tĩnh bầu không khí quỷ. Nay báo cho thiên hạ đều biết lệnh”. Đồng thời còn in ra làm nhiều bản, ban cho quần thần, nhờ đó cáo tụng rộng rãi cho thiên hạ, để mọi người đều biết đến thần uy của Chung Quỳ, từ đây, người đời đều biết Chung Quỳ có thể đuổi quỷ tránh tà, nên đều dán tranh vẽ ông ở cửa nhà.
Sau này, Chung Quỳ đã được phong thần, có một lần xuống nhân gian chém giết yêu tà, khi đi qua một cây cầu thì bị mấy con quỷ nhỏ trên cầu chặn đường. Sau khi hỏi rõ là vị tôn thần, con quỷ nhỏ liền hỏi: “Tôn thần đi đâu thế?”. Chung Quỳ đáp “Đường thiên tử lệnh chém hết yêu tà trong thiên hạ, ta đương nhiên phải đi khắp thiên hạ”. Con quỷ nhỏ vừa nghe thấy, liền lập tức bày tỏ mong muốn được đi theo. Chung Quỳ lại không vui vẻ nhận nó, bèn nói: “Ngươi có bản lĩnh gì mà dám đi theo ta?”. Con quỷ nhỏ đáp: “Ta vốn là chuột chũi ở đồng, đánh cược với chim tiêu liêu nên đã uống nước dưới cây cầu này, từ đó trở đi đã mọc thêm hai cánh, mọi nói có quỷ, ta đều biết”. Như vậy, Chung Quỳ và con dơi càng hợp nhau trở thành cặp cộng sự vàng bắt quỷ. Từ sau khi có con dơi, hiệu suất bắt quỷ của Chung Quỳ tăng lên rất nhiều.
Về sau, Chung Quỳ không chỉ là tiên phong bắt quỷ, mọi người còn vẽ Chung Quỳ và con dơi trên cùng một tờ giấy để đuổi tà nạp phúc. Còn Chung Quỳ cũng có thêm một tên gọi “Thánh quân ban phúc trấn trái”.
Tại sao thờ kim thiền ba chân và tì hưu để nạp phúc?
Kim thiền ba chân, nghe tên đã biết là không bình thường, còn trong Đạo giáo, chỉ có con cóc ba chân được gọi là “thiềm”. Tương truyền, cóc ba chân là yêu quái tu luyện thành tinh, gây họa bốn phương. May mắn được đạo sĩ Lưu Hải cưỡi mây tới, dùng kế dụ cóc vàng, mới làm cho nó không thể lộng hành. Tuy nhiên Lưu Hải cũng không thể đánh bại được nó. Về sau, Lưu Hải lại được sự giúp đỡ của Chính dương tử Hán Chung Ly và Thuần dương tử Lã Động Tân, cuối cùng đã thu phục được cóc vàng, trừ hại cho dân, còn bản thân cũng được đắc đạo thành tiên.
Kim thiền sinh ra đã có ba chân, không phải con vật bình thường, sau khi được Lưu Hải thu phục, cóc vàng ba chân cũng một lòng hướng thiện, bèn đến nhân gian, tất cả những nơi nó đi qua đều tập trung tiền bạc, phúc vận hoành sinh, trở thành con vật may mắn để vượng tài cầu phúc của mọi người. Câu chuyện Lưu Hải thu phục kim thiền cũng được người đời truyền tụng rộng rãi, dân gian có câu: Lưu Hải trên kim thiền, từng bước câu tiền vàng.
Kim thiền đọc gần giống tiền vàng, thông thường đồ trang trí trong nhà là “cóc vàng vượng tài”, tức là con cóc cõng một “xâu tiền” trên mình, như thế tiền tài có thể tiến vào cửa nhà hết xâu này đến xâu khác.
Vật trang trí cóc vàng bình thường đều có một đồng tiền đồng có thể chuyển động trên miệng, nên thường dùng tay di chuyển đồng tiền, còn gọi là “kiếm tiền”. Khi đặt phải hướng vào trong nhà, bởi vì ngậm tiền trong miệng rõ ràng là tặng tiền, nếu quay đầu ra ngoài, chẳng phải là tặng tiền ra ngoài sao? Còn có một loại cóc vàng khác không ngậm tiền trong miệng, cóc vàng này ý là hút tài, khi đặt nhất định phải quay đầu nó ra ngoài, như thế mới có thể hút phúc khí, tiền tài ở bên ngoài. Thông thường trong nhà chỉ cần đặt một con cóc vàng là được.
Bên cạnh đó, còn có một đồ vật thường xuyên được bày trong nhà là tì hưu.
Tương truyền, tì hưu là một trong chín người con của Chân long, bởi vì không thừa kế được bản lĩnh của Chân Long, lại ăn rất khỏe nên Chân Long cho rằng nó là kẻ ăn không ngồi rồi, liền đày nó tới một nơi ở Tây Tạng. Về sau, Khương Tử Nha giúp Vũ Vương chinh phạt Trụ, một lần trên đường hành quân phát hiện ra nó, liền dẫn dụ tì hưu làm vật cưỡi của mình. Sau đó, Khương Tử Nha cưỡi tì hưu nhiều lần đại thắng, khi phong thần đã phong cho nó một quan hiệu là “vân”, từ đó tì hưu bắt đầu cuộc sống làm thần tiên. Về sau, tì hưu xúc phạm luật trời, Ngọc đế liền phạt nó lấy tiền tài bốn phương tám hướng làm thức ăn, nuốt vạn vật chứ không thải ra. Từ đó, tì hưu đã có chức năng đặc biệt chiêu tài dụ bảo, chỉ nuốt vào không thải ra.
Thời cổ đại, trên là các bậc đế vương, dưới là dân chúng đều chú trọng sưu tầm và đeo tì hưu, tì hưu ngoài công dụng chiêu tài, khai vận, tránh tà, nạp phúc, còn có tác dụng trấn trái, hóa thái tuế, thúc nhân duyên. Tì hưu có nhiều lợi ích như vậy, thì trong nhà nên thờ cúng tì hưu ra sao?
Tì hưu là con vật may mắn hút tài. Do đó khi dùng nên đặt đầu hướng ra ngoài, như thế để hút tài vận và phúc khí bốn phương vào nhà mình.
Tháp chuông gió có tác dụng gì?
Tháp chuông gió cũng là bảo vật trấn trái cầu phúc được mọi người từ xưa đến nay càng thêm yêu thích, tháp chuông gió rốt cuộc ra đời như thế nào và có tác dụng gì?
Muốn nói đến tháp chuông gió, trước tiên chúng ta hãy nói về chuông gió. Theo “Khai nguyên thiên bảo di sự” ở đời Đường ghi lại: “Trong rừng trúc ở cung Kì Vương có treo những miếng ngọc vỡ, hàng đêm nghe thấy tiếng những miếng ngọc vỡ này va vào nhau, tức là biết có gió, gọi là chiếm mũi gió”. Từ đó đã xuất hiện chuông gió. Tác dụng đầu tiên của nó là làm dụng cụ dự đoán thông tin về gió. Ngoài ra, do tiếng “gió thổi ngọc rung” của chuông gió giòn tan, thích hợp cho tĩnh tâm dưỡng tính, cầu phúc đón may mắn, vì thế chuông gió đã có tác dụng rất quan trọng.
Tiền thân của tháp là “Bảo tháp” của Ấn Độ cổ. Chức năng chủ yếu của “Bảo tháp” là thờ Phật Cốt Xá Lợi, do đó, “Bảo tháp” có cảm giác thần bí cực mạnh; hơn nữa được cho là vật thần thánh mà tốt lành, được chư thiên thần phật phù hộ. “Bảo tháp” theo Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, đồng thời với việc cổ nhân tiếp nhận Phật giáo đã tiếp nhận luôn cả “Bảo tháp”, không chỉ tiếp nhận kiểu dáng của “Bảo tháp” mà còn hấp thu ý nghĩa tượng trưng của “Bảo tháp” và gọi nó là “tháp”. Bởi vậy, tháp đã được trao cho ý nghĩa trấn yêu ma, thiên tai, lũ lụt, hoặc cúng thiên thần, cúng địa mẫu, cầu phúc…
Về sau, với nhu cầu cầu phúc nạp cát của mọi người tăng lên, “tháp” đã được phát huy công hiệu lớn nhất là cầu phúc đón may mắn, hóa sát, tăng vận. Vậy, làm sao mới có thể khiến tháp phát huy được công hiệu lớn nhất của mình? Các bậc tiên hiền cổ đại với trí tuệ siêu phàm, kèm theo với kinh nghiệm thực tiễn lâu dài đã kết hợp “chiếm mũi gió” (chuông gió) có tác dụng dưỡng thần cần phúc với “tháp” một cách sáng tạo, từ đó tạo ra đồ dùng phong thủy trấn trái, hóa sát, vượng tài, thăng tiến có công hiệu mạnh mẽ nhất, có thể hóa giải tất cả sát khí – đó là tháp chuông gió. Từ đây, một vật khí may mắn cầu phúc nạp cát, kiêm tác dụng trấn trái, dưỡng thần, trừ tà, vượng tài, thăng tiến, hóa sát đã ứng vận mà ra đời.
Tháp chuông gió được gọi là khí vật có công hiệu trấn trái, hóa sát, vượng tài, thăng tiến, cầu phúc mạnh nhất hiện giờ. Vì ngũ hoàng sát thuộc thổ, nên tháp chuông gió có thể thoát thổ khí, thoát ngũ hoàng thổ sát.
Tháp chuông gió thường được đặt ở lầu các, phòng khách trong nhà. Đặt tháp chuông gió trong nhà, thường không cần mời thầy phong thủy xem vị trí, chỉ cần căn cứ vào hoàn cảnh sống của mình, đặt ở vị trí phù hợp là được, tháp chuông gió tự có thể hóa giải được tất cả sát khí, mang đến bình an, vận may và phúc khí.
Vật phẩm phong thủy Hồ lô đại diện cho cái gì?
Hồ lô là một trong những thực vật được trồng sớm nhất. Ban đầu mọi người cho rằng, hồ lô đến từ châu Phi, nhưng theo tài liệu cho thấy, từ thời kỳ đồ đá một vạn năm trước, Trung Quốc đã có hồ lô. Tổ tiên chúng ta rất yêu thích hồ lô, từ trồng trọt đến ăn uống, thậm chí sau này làm thành đồ dùng sinh hoạt, về sau còn chế tác nó thành những tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói là cực kỳ yêu thích. Hồ lô không chỉ có những chức năng trên, mà còn là vật phẩm cầu phúc rất tốt. Vậy thì trong con sông lịch sử lâu dài của cầu phúc, hồ lô rốt cuộc đóng vai trò thế nào?
Thời thượng cổ, dân cư thưa thớt, tài nguyên mà mỗi người nhận được đều vô cùng phong phú, nhưng vẫn có người không biết đủ, liên tục trách móc ông trời, chọc giận ông trời. Trước tình hình đó, Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho thần sấm, thần mưa trừng phạt trần thế bằng sấm sét và lũ lụt, dự định tuyệt diệt nhân loại.
Thần mưa và thần sấm bàn bạc với nhau, cho rằng mọi chuyện vẫn không nên làm đến đường cùng thì tốt hơn, liền đưa cho Phục Hi một hạt giống thần kỳ, để ông trồng ở bãi dâu Tứ Thủy. Phục Hi làm theo lời dặn dò của thần sấm, trông hạt giống ở bãi dâu Tứ Thủy. Hạt giống thần kỳ sau khi gieo xuống đất lập tức mọc rễ, một canh giờ đã nảy mầm, hai canh giờ chồi cành, ba canh giờ nở hoa, bốn canh giờ đã kết quả, năm canh giờ quả đã rất to, trở thành một quả hồ lô lớn. Đến canh giờ thứ sáu, quả hồ lô này đã thô ráp và to hơn cả bồ thóc, bảy canh giờ, hồ lô đã chín. Phục Hi thấy thế, lập tức gọi Nữ Oa tới, hai người đục lỗ trên hồ lô chui vào trong đó.
Tiếp đó, sấm sét ầm ầm, gió lớn gào rít, mưa ào ào trút xuống, sấm chớp kéo dài chín ngày chín đêm, mưa lớn cũng đổ xuống chín ngày chín đêm. Sau đó trời nắng, cầu vồng xuất hiện ở chân trời, Phục Hi và Nữ Oa đã sống sót nhờ chiếc hồ lô, trở thành ông tổ của nhân loại. Còn hồ lô cũng từ đó trở thành đối tượng được mọi người tôn thờ.
Hồ lô được mọi người yêu thích, ngoài những nguyên nhân trên, hài âm của nó cũng vô cùng may mắn, hồ lô hài âm với “phúc lộc”, hình dáng tròn, có đường cong, tương đối có phúc khí, cộng với đặc điểm cuống nhỏ, bụng lớn, có thể hút được rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Hồ lô là bảo vật nạp phúc thiên nhiên, nó có thể nạp phúc tăng may mắn, loại bỏ tai ách, hơn nữa có thể hút hết khí uế sát trong không gian, để con người vui vẻ, có thể nói là nó mang công dụng lớn. Ngoài ra, do hồ lô có bề ngoài tròn, đường cong nhỏ nhắn có thể giúp gia đình hòa thuận, tăng thêm tình cảm vợ chồng.
Hồ lô thường được đặt ở tài vị trong nhà, hồ lô như thế càng dễ nạp tài, mà sau khi nạp tài cũng không thoát được ra ngoài, khả năng giữ của tụ phúc cực mạnh.
Bia đá “Thái Sơn thạch cảm đương” nên được thờ cúng ra sao?
Trước đây gần như nhà nhà đều cúng bia đá có khắc năm chữ “Thái sơn thạch cảm đương” trong nhà, bia đá này rốt cuộc là gì?
Tương truyền, thời thượng cổ, Hoàng đế cho quân đại chiến với Xi Long ở Trung nguyên, Xi Long có tám mươi mốt anh em, cộng với thần lực vô địch, pháp lực vô song của ông, đã hô mưa gọi gió, đi đến đâu quét sạch tới đó. Hoàng đế luôn ở thế hạ phong. Xi Long thấy Hoàng đế bị bại trận liên tục, càng điên cuồng hơn, tới đỉnh núi Thái Sơn, ngửa đầu lên hú dài, gọi hỏi thiên hạ: “Thiên hạ có ai dám đương đầu?”. Lúc này Nữ Oa nương nương đã thành thần, cực kỳ bất mãn với Xi Long vì hắn gây họa loạn một phương, hống hách vô độ, bèn quyết định giáo huấn hắn, vậy là bà lên tiếng: “Đá Thái Sơn dám đương đầu!” Nói xong liền ném xuống một hòn đá Thái Sơn.
Xi Long thấy một hòn đá rơi xuống liên dùng đầu cứng như sắt thép của mình để đỡ, định thị uy Nữ Oa, đâu ngờ viên đá không vỡ mà đầu Xi Long lại bị thương. Xi Long phẫn nộ, ông dùng bao nhiêu công lực cũng không thể phá vỡ được hòn đá, đành phải chạy trốn vào đồng hoang. Về sau Hoàng đế chiến thắng được Xi Long. Từ đó, “đá Thái sơn dám đương đầu” được lưu truyền và giữ trọng trách đuổi tà tránh ác của nhân gian.
“Đá Thái sơn dám đương đầu” viết theo tên Hán Việt là “Thái Sơn thạch cảm đương”, là một vật trấn phong thủy có lịch sử lâu đời, chủ yếu dùng để hóa sát. Có thể sử dụng ở các nơi như trên đường, trực xung với sông, cũng có thể đặt trong xe. Vật này đuổi họa nạp phúc, giữ cho mọi người được bình an.
Đá dám đương đầu thông thường được khắc chữ “Thạch cảm đương” hoặc “Thái Sơn thạch cảm đương” trên một bia đá hình vuông, và phía trên bia đá khắc mờ đầu sư tử hoặc đầu hổ. Hổ hoặc sư tử đều là vua của bách thú, có tác dụng trấn trái, tránh tà rất tốt, đồng thời “sư tử” là hóa thân của như ý cát tường, “hổ” là một trong bốn đại thần thú, cũng là “đại tướng” đuổi tà nạp phúc, hai cái đều có tác dụng chiêu tài tiến bảo. Bởi vậy, đá dám đương đầu đặc chế này không chỉ có tác dụng cực mạnh trong phương diện chặn sát, mà còn có biểu hiện rõ nét trong cầu phúc, nạp phúc.
Khi lập bia đá “Thái Sơn thạch cảm đương”, phải chọn ngày long hổ sau Đông chí (Ngày long hổ tức là Giáp Thìn, Bính Thìn…). Trước tiên, chọn đá dài để khắc, đêm giao thừa cúng ba cân thịt sống, năm mới vào đúng giờ Dần sẽ dựng đá ở vị trí đã chọn.
Đá dám đương đầu là vật tránh tà, không liên quan đến dòng khí, vị trí chỉ cần chọn ở “hung vị” trong nhà hoặc bên ngoài tường là được.
Sư tử và phúc có quan hệ gì?
Sư tử là bảo vật thường được đặt ở cửa chính, có thể tránh họa cầu phúc. Tập tục này bắt nguồn từ đời Hán, nhưng sư tử không phải được ra đời ở Trung Quốc, mà hình tượng của sư tử Trung Quốc cũng khác xa với sư tử thảo nguyên. Vậy hình tượng của sư tử Trung Quốc rốt cuộc ra đời thế nào? Sư tử làm bảo vật có mấy loại?
Sư tử của Trung Quốc được du nhập từ Đại Nguyệt Thị quốc của Tây Vực vào thời Chương đế Đông Hán. Khi đó nó được coi là lễ vật tiến cống cho Hoàng đế. Về sau, Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc, trong kinh điển xuất hiện những miêu tả về sư tử. Trong tác phẩm Đăng hạ lục ghi rằng, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, “một tay chỉ trời, một tay chỉ đất” sư tử gào lên: “Trên trời đất dưới, mình ta độc tôn”. Núi Ngũ Đài là đạo tràng của Bồ tát Văn Thù, có ghi chép nói rằng vị Bồ tát cai quản trí tuệ nhân gian này khi tới núi Ngũ Đài hiển linh đã cưỡi sư tử. Về sau, cùng với sự phát triển của Phật giáo, hình tượng sư tử cũng dần được chuyển hóa, mọi người khoa trương và tưởng tượng một cách hợp lý trên nên tảng hình tượng vốn có của nó, từ đó ra đời hình tượng thần thú sư tử mà ngày nay chúng ta vẫn thường nhìn thấy.
Sư tử đặt làm bảo vật thường có hai loại là sư tử đá và sư tử đồng. Sư tử đá ở các vùng khác nhau cũng có những sự khác biệt khá lớn về bề ngoài, sư tử đá phương nam tràn đầy linh khí, chạm khắc phức tạp tạo hình hoạt bát là chính; Sư tử đá phương Bắc đại khí bất kham, chất phác tự nhiên, tạo hình tương đối hào phóng. Vì sư tử là vua của bách thú nên càng có nguồn gốc sâu xa với Phật giáo, cho nên cũng tránh được tà khí, ách vận, đặt hai con sư tử đá trước cửa nhà tự nhiên sẽ đạt được hiệu quả tránh tà nạp phúc.
Thông thường, đặt sư tử ở cửa, dù là cửa hàng, cơ quan hành chính hoặc cửa ngõ khu vực nào đó đều được, nhưng sau khi đặt sư tử đá, không cần thờ cúng gương bát quái, long quy, chim nhạn, tháp văn xương, đá Thái sơn nữa, nếu không sẽ dẫn đến nội bộ tranh giành, còn phản tác dụng và không đạt được mong muốn.
Sử tử đồng tức là sư tử được tinh đúc từ đồng vàng ròng, là bảo vật trấn trái hóa sát, vượng quyền trợ vận. Đồng là kim loại, có thể khắc chế được hình khắc của mộc, nếu đối diện cửa sổ là cây đại thụ, nên dùng một cặp sư tử đồng để hóa giải. Sư tử đồng có thể hóa sát chặn tai, thường được đặt trên bàn, bậu cửa sổ, giá sách hoặc kệ thấp sát tường.
Khi đặt sư tử đồng, nên phải đặt trên không nên để thấp, phía trước nên có không gian rộng rãi để đạt được hiệu quả trên cao nhìn xuống, cấm kỹ không gian nhỏ hẹp, khiên sư tử bị ràng buộc.
Vì thế sư tử đồng thường được đặt ở phía Tây Bắc mới phát huy được công hiệu lớn nhất. Đây là vì sư tử vốn thuộc quẻ Càn, phương Tây Bắc Ngũ hành thuộc Kim, mà sư tử đồng chính là kim loại. Tuy nhiên khi đặt ở hướng Tây Bắc cũng cần xem xét, suy tính cẩn trọng, nếu nhân tố bất lợi đến từ phương Bắc, sẽ đặt sư tử đá, sư tử ngọc ở phương Bắc. Nếu phía Tây có tai họa, có thể đặt sư tử đỏ ở phía Tây. Nếu là phía Nam, đặt sư tử đen. Nếu tai họa đến từ phía Đông, nên đặt sư tử đồng, sư tử trắng ở phía Đông.
Sư tử có thể ngăn cho tà khí xâm nhập, phải bảo đảm đầu sư tử quay ra ngoài, nếu đầu quay vào trong, sát khí của sư tử có thể làm chủ nhân bất lợi mà không đạt được hiệu quả tránh tà sát.
Sư tử cũng phân đực cái, đực bên trái, cái bên phải, không được nhầm lẫn, nếu một con trong đó bị phá hỏng, lập tức thay cả đôi.
Mắc dù người hiện đại không mê tín những bảo vật này như người cổ đại, nhưng những linh vật này thực sự có phải mê tín? Một câu nói của tác giả Long Ứng Đài người Đài Loan được coi là sự giải thích hợp lí nhất. Trung Quốc không có sư tử sống, vì thế sư tử trong tranh, trước miếu, trong trận chiêng trống là sư tử biến dạng. Thế nhưng sư tử biến dạng không phải là lời nói dối, bởi vì nó là đồ đồng, đương nhiên không có cái gọi là biến dạng hay không biến dạng. (Trích từ bài viết Xuất phát từ sư tử đá trong Suy ngẫm trăm năm)
Uyên ương phúc lộc trông ra sao?
Việc lớn trong đời người không gì lớn hơn sinh tử, chết rồi đương nhiên “không có chuyện gì”. Sống lại là khởi đầu của tất cả, đương nhiên cũng là ngọn nguồn của tất cả “phúc”; còn nói đến “sống”, hôn nhân chính là một chủ đề không tách rời, chính là cha mẹ thông qua sự kết hợp của hôn nhân mới sinh ra tất cả chúng ta. Cho nên hôn nhân không chỉ là đại phúc của người trong cuộc, cũng có ảnh hưởng sâu rộng đối với phúc của hậu thế.
Khi tổ chức hôn lễ, món quà mà mọi người thường tặng cho tân lang, tân nương là uyên ương Phúc Lộc. Uyên ương đại diện cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc mỹ mãn, còn phúc lộc chính là mong muốn tốt đẹp của mọi người về cuộc sống tương lai. Uyên ương phúc lộc có dạng dây đeo, cũng có khi vẽ thành tranh, hoặc làm thành đồ sứ. Cho dù kiểu dáng thế nào cũng không thiếu được một đôi uyên ương và lá sen, hoa sen. Lá sen và hoa sen thể hiện sự “hòa hợp”, cũng là lời chúc phúc với đôi vợ chồng mới cưới.
Cổ nhân nói: Đời người trăm năm, vợ chồng một lần. Hôn nhân được người xưa cho là chuyện lớn hàng đầu của đời người. Thực ra, nghĩ kỹ lại không hề khoa trương. Đối với đàn ông, có được một người vợ hiền, con cháu sau này sẽ có một người mẹ tốt, trong nhà yên ổn, hòa thuận, chuyện gì cũng thuận lợi, chuyện lớn chuyện bé đều trật tự, mọi người chung sống hòa thuận trong nhà, quan hệ dung hòa với hàng xóm. Như thế, cho dù nghèo hay giàu, đàn ông đều có thể yên tâm làm việc bên ngoài, đầu tư tinh lực lớn nhất cho sự phát triển của cả gia đình, lo gì không thể sống sung túc chứ? Đối với người phụ nữ, được gả cho một người chồng hiểu biết, thấu tình đạt lý, chịu nổ lực, phấn đấu, thường ngày không cần tranh cãi về những chuyện vặt vãnh, chồng cố gắng thì kinh tế trong nhà sẽ ổn định, và phát triển. Nếu về trị thế, không nói thăng quan tiến chức vùn vụt, nhưng sự nghiệp chắc chắn có thành tựu. Cho dù ở thời loạn, chỉ cần chịu khó nỗ lực, lo gì không được no ấm? Nhìn từ đó, quan hệ giữa hôn nhân và phúc phận cuộc đời không thể nói là không lớn.
Người phúc lớn được mọi người ngưỡng mộ trong thời cổ đại Trung Quốc phải là người có cuộc hôn nhân mỹ mãn. Thời thượng cổ, cũng có cuộc hôn nhân như thế giữa Ngu Thuấn và Nga Hoàng, Nữ Anh. Hai vị phu nhân chăm chỉ tiết kiệm chăm lo nhà cửa giúp Ngu Thuấn có thể yên tâm mà xử lý quốc sự, cuối cùng để lại tiếng thơm ngàn đời. Hậu thế cũng truyền tụng câu chuyện của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, cuộc hôn nhân viên mãn giữa ông và Trường Tôn Hoàng hậu được ca ngợi. Trường Tôn Hoàng hậu không chỉ hiểu biết mà còn thông minh đại nghĩa, thường xuyên khuyên can Thái Tông những lúc then chốt, có thể nói cai trị của Trinh Quán đầu đời Đường cũng có một phần công lao của Trường Tôn Hoàng hậu.
Tiếp sau đó, còn có một người phụ nữ được phong hầu duy nhất được ghi chép trong chính sử – Tần Lương Ngọc. Sự kết hợp giữa Thạch Trụ Thổ Tư Mã Thiên Thừa có thể nói là trai tài gái sắc, do ông trời tác thành. Hai người đều có võ nghệ cao cường, còn có lòng yêu nước sâu sắc, có chung lý tưởng. Vì thế, trong quá trình dẹp loạn sau này, hai người nhiều lần lập công lớn, nhưng Tần Lương Ngọc khi đó vẫn chưa phát huy đầy đủ tài năng quân sự của mình. Cho đến khi Mã Thiên Thừa không may chết trận, thù nước thù nhà cùng lúc bùng phát, Tần Lương Ngọc đánh bại quân địch, cuối cùng làm Đại nguyên soái, còn được phong là Trung trinh hầu, lưu tiếng thơm cho trăm đời sau.
Leave a Reply