Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong phần trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thểlà phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm).
– Nội dung
• Giá trị nội dung: (1) giá trị hiện thực, (2) giá trị nhân đạo.
• Giá trị nghệ thuật: (1) miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm nhân vật, (2) đậm đà màu sắc dân tộc (của phần đầu Vạ chồng A Phủ).
GỢI Ý
– về giá trị nội dung, có thể tham khảo gợi ý của đề 206.
– về giá trị nghệ thuật, cần phân tích để thấy được: (1) thành công của Tô Hoài, khi miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm của nhân vật, (2) nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ và giọng văn trần thuật.
Thân bài có thể được xây dựng như sau:
A. GIÁ TRỊ NỘI DUNG
1. Giá trị hiện thực (xem đoạn A của phần gợi ý của đề 206).
2. Giá trị nhân đạo (xem đoạn B cửa phần gợi ý của đề 206).
B. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm nhân vật thật sâu sắc nhằm thể hiện một sức sống nội tâm mãnh liệt.
– Nếu như A Phủ “bộc lộ” mình chủ yếu qua hành động, thì Mị lại hiện lên chủ yếu qua nội tâm, tâm trạng. Rất ít lời thoại, ít hành động, MỊ hiện lên vật vờ như bóng ma ủ rũ, nhàu nát, khổ đau và lầm lũi.
– Có thể nói thành công lớn nhất của Tô Hoài ở thiên truyện này là xây dựng được nhân vật Mị. Nàng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ở nhà thống lí. Bề ngoài là thế, nhưng bên trong vẫn tiềm tàng sức sống mà khi có dịp lại trỗi dậy mạnh mẽ, ào ạt.
Tiêu biểu nhất là đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm mùa xuân, khi bị A Sử trói không cho đi chơi Tết. Nhà văn đã nhập hẳn vào nhân vật, tả tâm trạng nhân vật bằng con mắt và tấm lòng của người trong cuộc. Một cô Mị bị trói âm thầm trong bóng tối, nhưng tâm hồn đang trỗi dậy bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu nỗi ham sống, rạo rực và say mê, đau đớn và tủi nhục…
2. Nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ và giọng văn
– Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội. Truyện Vợ chồng A Phủ thểhiện rất rõ điều này. Một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, những người dân Mông ngay thẳng, hồn nhiên cùng với những phong tục và nếp sống, nếp nghĩ độc đáo, những cảnh vui chơi của nam nữ thanh niên ngày tết, cảnh thổi sáo gọi bạn tình trong đêm mùa xuân, cảnh hút thuốc phiện, cảnh sinh hoạt trong nhà thống lí, cảnh xử kiện…
– Lời văn sinh động và có chọn lọc, sáng tạo trong việc tả người và tả cảnh. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi hồn nhiên, giàu hình ảnh, thể hiện cách nói của người miền núi.
– Giọng văn trần thuật rất phù hợp với nội dung truyện. Nhịp kể trầm lắng thể hiện sự cảm thông, yêu mến nhân vật chính diện, vừa trực tiếp bộc lộ đời sống nội tâm nhân vật, vừa tạo sự đồng cảm ở người đọc.
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm)
– Nội dung
• Giá trị hiện thực (của Vợ chồng A Phủ).
• Giá trị nhân đạo (của Vợ chồng A Phủ).
GỢIÝ
– Phân tích giá trị hiện thực của một tác phẩm văn học: Trả lời câu hỏi “Tác phẩm này cho ta thấy được những gì về cuộc sống, xã hội và con người thời ấy?”.
– Phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học: Trả lời câu hỏi “Trong tác phẩm này, nhà văn tốcáo, lên án ai, việc gì, đồng thời thông cảm, bênh vực, ca ngợi ai, việc gì?”
– Cũng cần giới hạn phạm vi bài làm trong phần đầu của truyện Vợ chồng A Phủ: Từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thông lí Pá Tra đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài.
Thân bài được triển khai hai giai đoạn chính theo hai yêu cầu về nội dung.
A. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
1. Cuộc sống bị áp bức, số phận người lao động miền núi thời thuộc Pháp
Tác phẩm cho ta thấy cuộc sống cơ cực, bị đè nén, áp bức nặng nề của người dân miền núi vùng Tây Bắc dưới ách thông trị hà khắc của bọn lang đạo phong kiến cấu kết với thực dân Pháp. Tiêu biểu cho số phận những con người khôn khổ, bị vùi dập không khác nào con sâu cái kiến, bị coi không bằng trâu ngựa của nhà thống lí ấy là Mị và A Phủ (dẫn ra một số chi tiết tiêu biểu và phân tích để thấy được cuộc sống nô lệ tăm tối ởHồng Ngài của hai nhân vật này).
2. Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi
Giá trị hiện thực của thiên truyện thểhiện sinh động qua bộ mặt tàn bạo và những hủ tục thối nát của chế độ lang đạo – phong kiến miền núi trước Cách mạng tháng Tám được thểhiện tập trung ở bố con thống lí Pá Tra và bọn chức việc, lí dịch, thông quán… ở Hồng Ngài. Những cảnh ăn vạ và “xử kiện”, cảnh hút thuốc phiện, cảnh hành hạ A Phủ, cảnh trói, đánh đập Mị… của bố con thống lí cho thấy điều này.
B. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
– Tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người.
– Nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động và tập trung biểu dương ca ngợi những phẩm chất ấy.
– Thấu hiểu và thông cảm sâu sắc tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ, nguyện vọng của những người bị chà đạp.
Có thể nói cả ba phương diện trên đây đều được thể hiện sinh động và sâu sắc trong tác phẩm. Bộ mặt tàn bạo của bọn chúa đất – phong kiến mà tiêu biểu là cha con thông lí Pá Tra đã được phơi bày. Ởnhững con người nô lệ khốn khổ và tủi nhục như A Phủ và MỊ, người đọc vẫn thấy ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp và một sức sống mạnh mẽ. Không thông cảm và thấu hiểu những số phận khốn khổ như Mị, nhà văn không thể miêu tả thành công tâm trạng phức tạp và phong phú của MỊ trong quá trình tự giải phóng mình.
Leave a Reply