Theo nghiên cứu của Anthony và các đồng nghiệp, trong 30 người tự nguyện trả lời cho bài viết về ác mộng của một tờ báo nọ, chỉ có 3 người là nam. Nhưng số liệu thu nhập từ một nhóm nhân viên khác thì không cực đoan như thế: Trong 60 đối tượng tham gia nghiên cứu về ác mộng, có 38 người phù hợp với tiêu chuẩn như không mắc bệnh sợ bóng đêm và những vấn đề khác, trong đó nữ chiếm 27 người, 11 người còn lại là nam. Kết quả điều tra của trung tâm nghiên cứu Berkeley Mỹ cho thấy, tỷ lệ bé gái mơ thấy ác mộng chỉ cao hơn bé trai đôi chút. Theo những nghiên cứu khác, tỷ lệ phát sinh ác mộng giữa hai giới tính không có sự khác biệt, đặc biệt ở lứa tuổi 2, 3, 4 mơ thấy ác mộng, thì kinh nghiệm lâm sàng cho thấy không có khác biệt giữa hai giới tính.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nữ giới không gặp ác mộng nhiều như nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tự thừa nhận sự tồn tại của ác mộng ở nữ giới trong độ tuổi trưởng thành thường nhiều hơn nam giới. Thái độ này không thấy rõ ở lứa tuổi nhi đồng, nhưng nó ngày một rõ nét hơn theo đà gia tăng của tuổi tác.
Với nền văn hóa của chúng ta, ngủ gặp ác mộng xem như tự đánh mất khí thái một nam tử hán, đôi khi còn bị gán cho tính nhát gan hay non nớt; điều đấy khiến nam giới ngại thừa nhận đã từng mơ thấy ác mộng. Giả thuyết này không mang tính suy luận đơn thuần: Trong buổi giao lưu với khoảng 100 người gặp ác mộng, các nhà nghiên cứu phát hiện, đa số nam giới không chỉ thừa nhận mình thường mơ thấy ác mộng, mà còn sẵn sàng miêu tả chúng. Họ dường như không hề miễn cưỡng hay e ngại; còn phái nữ lại khác. Phụ nữ thường xem ác mộng là một bộ phận tạo nên cuộc đời họ, hoặc cảm thấy sợ hãi hay phiền phức. Tuy nhiên, họ cương quyết không tỏ ra e ngại khi bàn luận về chúng.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tỷ lệ phát sinh ác mộng ở bé trai và bé gái, hay nam giới và nữ giới là bằng nhau. Giới tính không phải là nhân tố chủ yếu gây ra ác mộng.
Leave a Reply