Thời điểm duy nhất đối với một người là thời gian lúc sinh ra. Đối với một việc nào đó (như hỏi việc kinh doanh của ai đó lúc này có thuận lợi không) thì lúc “sinh” sự việc là lúc bắt đầu hỏi về vấn đề đó. Sự tác động của Vũ trụ có thể có lợi hay bất lợi tùy vào vị trí sinh trong không gian, vị trí sinh chính là năm tháng ngày giờ sinh ra một người, với sự việc là lúc bắt đầu đặt vấn đề cần biết. Mỗi một vị trí sinh trong không gian có hai tọa độ: Tọa độ không gian (TĐKG) và Tọa độ thời gian (TĐTG). Để có cái nhìn về sự diệu dụng về một tọa độ thông thường trên trái đất, ngày nay, các con tàu vũ trụ trở về trái đất, đổ bộ ở chỗ nào, đểu do trung tâm điều khiển xác định tọa độ nơi con tàu cần đáp xuống. Sự xác định này rất chính xác. Trong chiến tranh hiện đại, với máy bay ném bom tốc độ âm thanh, người phi công thả bom một cách chính xác địa điểm cần phá hủy cũng dựa trên tọa độ định sẵn trước đó, mặc dù trước và sau khi ném bom, người phi công không hề biết địa điểm cần thả bom ở đâu. Các nhà dịch lý cổ xưa không chỉ xác định được TĐKG mà còn xác định được TĐTG đồng thời ở một vị trí trong không gian có liên quan đến sự sinh của một con người tại thời điểm đó. Sự cá biệt hóa số phận và cuộc đời của một người căn cứ vào TĐKG và T ĐTG. Theo các nhà dịch lý, Trái Đất vận động trong không gian theo 10 TĐKG là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và theo 12 TĐTG là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thì, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cũng như quan niệm của khoa học hiện đại: thời gian không tách rời không gian, mà liên kết với nhau thành một chỉnh thể của không gian – không gian 4 chiều nơi loàingười đang tồn tại. Trong không gian 4 chiều này, thời gian là chiều thứ tư. Một ngày có 24 giờ, một tháng có 30 hay 31 ngày, một năm có 365 ngày, một Thế kỷ có 100 năm, một Kỷ nguyên có 1000 năm…chính là chiều thứ tư của không gian bốn chiều nơi chúng ta đang sống. Các nhà dịch lý phương Đông cũng gắn kết các TĐTG với các TĐKG: như có năm (hoặc tháng, ngày, giờ) là Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn…, Ất Mão, Ất Sửu, Ất Tỵ…
Về thời gian, khác với quan niệm của người phương Tây, họ chỉ coi thời gian là một trục: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai, các nhà dịch lý lại coi thời gian vận động theo một chu kỳ lặp (vòng tròn), mỗi một tọa độ Không- Thời gian (Can Chi) lại có những tính chất riêng, như tính Dương, tính Âm, tính Ngũ hành. Chính tính Âm Dương và Ngũ hành của thời gian đã phản ánh số phận của một người sinh ra tại một tọa độ Không- Thời gian. Từ đây, người phương Đông có môn học dự đoán số phận một người qua thời gian sinh.
Để dự báo về cuộc sống của một người hay kết quả của một sự kiện, các nhà dịch lý yêu cầu người dự báo phải nắm vững tính chất của các Tọa độ thời gian và Tọa độ không gian nói chung, sau đó áp dụng và từng trường hợp cụ thể. Như vậy, các nhà mệnh lý phương Đông đã chương trình hóa dự báo số phận một người hay một sự việc qua thời gian sinh.
12 địa chi
Vấn đề dự báo số phận một người qua thời gian sinh theo mệnh lý không khó, mà phức tạp ở chỗ nắm chính xác tính chất của từng vị trí không gian (10 Can) và thời gian (12 Chi), sự phối kết hợp của 12 Chi với 10 Can (thành 60 cặp thời gian, gọi là một Hoa giáp). Sau đây là những đặc trưng của thời gian Can Chi trong cách tự xem hay tự dự báo bằng Kinh Dịch.
Thời gian Can Chi là dữ kiện cần thiết không thể thiếu khi tự xem hay tự dự đoán bằng Kinh Dịch. Như muôn xem số phận một người, xem sự diễn tiến và kết quả của một sự việc phải nắm đầy đủ thời gian Can Chi ở 4 cấp độ: năm, tháng, ngày, giờ sinh. Ngoài ra còn phải nắm vững tính chất của thời gian Can và Chi.
Vậy tính chất của thời gian Can Chi như thế nào?, nó có liên quan gì đến việc ta xem hay dự báo bằng Kinh Dịch? Sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó.
Leave a Reply