1. Cách gieo quẻ
Bằng cách gieo một lúc 3 đồng tiền kim loại có hai mặt khác nhau vào lòng một cái đĩa (hoặc trên mặt bàn, chiếu … ). Khi gieo mỗi lần, nếu trong 3 đông tiền có:
a. Một đồng sấp thì có Dương: ta vạch nét liền: _
b. Một đồng ngửa thì có Âm: ta vạch nét đứt: —
Nét liền gọi là hào Dương.
Nét đứt gọi là hào Âm.
Cả hai trường hợp trên (a, b), các hào đều là Tĩnh. Còn các trường hợp sau gọi là Động, như:
c. Nếu 3 đồng cùng sấp là Dương động, viết: -0-
d. Nếu 3 đồng cùng ngửa là Âm động, viết: -x-
Vì sao tìm âm, dương động? tìm hào động là để căn cứ vào đó biết được kết quả sự việc “vận động”, diễn tiến như thế nào trong tương lai.
Thông thường, khi dự báo, người ta lập hai Quẻ, đó là: Quẻ ban đầu, chỉ lúc sự việc ban đầu và Quẻ cuối cùng, chỉ lúc kết thúc sự việc.
Quẻ cuối cùng chính là quẻ ban đầu, chỉ khác là nếu có hào Dương động: sang đó là hào Âm; nếu có hào Âm động, sang đó là hào Dương. Ví dụ như:
Ở đây, quẻ đầu hào 5 Dương động, sang quẻ kết thúc, hào 5 biến thành hào Âm (nét đứt).
2. Để lập một Quẻ:
Có 6 lần gieo:
Lần gieo thứ nhất: được hào Sơ (1): viết phía dưới cùng.
Lần gieo thứ hai: được hào Nhị (2): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ ba: được hào Tam (3): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ tư: được hào Tứ (4): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ năm: được hào Ngũ (5): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ sáu: được hào Lục (6): trên cùng.
3. Tên Quẻ.
Trong Dịch học, có tất cả 64 Quẻ. Mỗi Quẻ có 2 quái: Ngoại quái (bên trên) là Dụng, khách và Nội quái (bên dưới) là Thể, chủ. Ví dụ: quẻ Địa Thiên Thái, Ngoại quái là Khôn (Địa), Nội quái là Càn (Thiên), như sau:
Như vậy, để gọi tên một Quẻ, người ta gọi tên Ngoại Quái trước, tên Nội Quái sau. Để tiện lập Quẻ, cần nắm vững hình và trị số của từng Quái như sau:
Bảng trị số của Quái hay hướng không gian:
Cấu trúc một Quẻ là 2 quái. Quái trên là Ngoại quái, quái dưới là Nội quái. Khi gọi tên một Quẻ, người ta gọi tên Ngoại Quái trước, Nội Quái sau.
Ví dụ: Khi lập quẻ, tìm trụ số ta có:
– 1/2 = Càn/Đoài = Thiên/Trạch = Thiên trạch lý.
– 3/5 = Ly/Tốn = Hỏa/Phong = Hỏa phong đỉnh.
– 6/8 = Khảm/Khôn = Thủy/Địa = Thủy địa tỷ.
Lưu ý: cách tìm trị số lập Quẻ xem phần 2 sau đây.
Khi đã lập được Quẻ, căn cứ vào bảng quy cách hóa của 64 Quẻ và các hòa của từng quẻ để dự báo.
Muốn biết tình trạng hiện tại như thế nào thì căn cứ vị trí của hào (thứ mấy trong 6 hào) có hào động để dự báo. Hào động là nói kết cục của vấn đề cần biết.
4. Xét một ví dụ như dự báo qua gieo Quẻ.
Ví dụ: xác định sự việc khi gieo ba đồng tiền kim loại, kết quả như sau:
– Lần đầu Âm tĩnh (hào sơ).
– Lần thứ hai Dương tĩnh (hào 2).
– Lần thứ ba Âm tĩnh (hào 3).
– Lần thứ tư Dương tĩnh (hào 4).
– Lần thứ năm Dương động (hào 5).
– Lần thứ sáu Dương tĩnh (hào 6).
Ta lập quẻ như sau:
Dự báo: ta tìm Quẻ Thiên Thủy tụng (Quẻ số 6) và Quẻ Hỏa Thủy vị tế (quẻ số 64).
Lúc ban đầu, quẻ Tụng, cho biết: đang ở tình trạng không thuận lợi, cần nghe lời khuyên của người công minh chính trực.
Về thời điểm đang ở vị trí như hào 5 (vì quẻ có hào 5 động) là: có sự tranh đấu, dàn hòa, song con đường đang đi đầy khó khăn, cần nhẫn nại đi từng bước, có nghị lực thì việc sẽ thành.
Kết quả sự việc: về tổng thể, ta xem Quẻ Vị Tế, là: việc vẫn chưa xong, cần phải xem xét cẩn thận mọi việc trước khi hành động (nếu xem xét từng sự việc thì xem mục 1/ của Quẻ Vị Tế số 64). Muốn biết sâu hơn, ta lại xem xét hào 5 của Quẻ Vị Tế (vì hào 5 liên quan đến hào 5 động của Quẻ Tụng) ở hai trạng thái: trạng thái ban đầu và Trạng thái động theo cách dự đoán của Gia Cát Khổng Minh.
Khi dự báo cũng có thể dựa vào sự sinh khắc giữa thể và dụng. Ví dụ trên, lúc ban đầu thể được dụng Càn (kim) sinh là Sinh nhập, còn kết quả thể khắc dụng là Khắc xuất.
Nguồn: choiphongthuy.com Quang Tuệ
Leave a Reply