Tập tục vượng tài ngày tết gồm những gì?
Tết là một phong cảnh độc đáo và tươi vui của dân tộc Trung Hoa. Hằng trăm ngàn năm nay, con cháy Hoa Hạ tới từ các khu vực và dân tộc khác nhau đã hình thành phong tục tập quán cố định riêng của họ khi chúc mừng ngày tết này. Phong tục mặc dù khác nhau, nhưng mục đích chỉ có một, đó là khấn cầu phúc tài cho năm tới, hy vọng năm tới sẽ có điềm tốt. Bây giờ, chúng ta hãy xem phong tục vượng tài khác nhau của các vùng.
Sơn Đông: Tết Nguyên đán ở huyện Ninh Dương ăn mì vằn thắn, gọi là “thêm lương thực vào kho”. Một số nơi còn dùng rơm cây vừng để luộc sủi cảo, có ý nghĩa năm tới có thể cao lên từng đót như vừng nở hoa. Sau khi ăn xong cơm tất niên, mọi người xếp màn thầu vào nồi, tượng trưng sự “dư dả”.
Chiết Giang: Người Thiệu Hưng vào năm mới dùng “trà uyển trà” để đãi khách, cho thêm quất, ô liu và trứng lá trà đãi khách, tượng trưng sự “bê nguyên bảo”.
Phúc Kiến: người Hạ Môn có tập tục tế thần vào tết Nguyền đán. Khi tế thần buổi sáng dùng quả tươi, buổi trư dùng rượu ngọt và một bát cơm xuân. Cái gọi là cơm xuân chính là thêm một bông hoa xuân làm bằng giấy đỏ lên bát cơm trắng. Vì tiếng Phúc Kiến “xuân” và “thừa” đọc gần giống nhau nên bữa cơm xuân có ý là “hằng năm dư dả”.
Tứ Xuyên: vì “cơm” và “phạm” đồng âm, nên để tránh hủy, người Thành Đô thường không ăn cơm vào năm mới, mà ăn bánh trôi và mì, ngụ ý là cả nhà đoàn viên, phúc thọ kéo dài.
Người phương Bắc hấp bánh tết: Bánh tết do đọc gần giống với “tuổi cao”, thêm vào nguyên liệu làm bánh tết có thể tùy ý tổ hợp, khẩu vị biến hóa, gần như trở thành thực phẩm hợp cảnh với nhà nhà. Kiểu dáng của bánh tết có bánh trắng hình tròn, bánh vàng hình vuông, tượng trưng cho bạc trắng và vàng, ngụ ý năm mới phát tài.
Đón thần tài, cúng thần tài, tiếp thần tài.
Đón thần tài
Đón thần tài là một hoạt động dân tộc quan trọng đêm giao thừa. Cả nhà ăn xong cơm tất niên và sủi cảo (tượng trưng cho nguyên bảo của thần tài) sẽ bắt đầu chuẩn bị đón thần tài. “Thần tài” là tượng thần in bằng giấy đỏ, hai bên tượng thần viết những chữ may mắn như “khẩn cầu bình an” và “thêm đinh tiến tài”. Có người đón thần tài thì phải có người đưa đến. Vậy ai là người làm nhiệm vụ này?
“Đưa thần tài” đa phần là một số tiểu thương đầu đường, họ đi các nơi ven đường, rao bán rằng: “Đưa thần tài đến đây!”. Lúc này, các chủ hộ hầu hết tươi cười đón tiếp, thưởng cho mấy đồng. Sau đó nói một câu khách khí:”Phiền anh, mau đón vào đây”. Lúc này cho dù nhà nghèo cũng không được nói không cần, ít nhất cũng phải thưởng cái bánh nhân đậu để đổi lấy một bức “thần tài”. Đến nay, tập tục này vẫn được tiếp tục ở một số khu vực trong dân gian Trung Quốc. Mọi người đón thần tài đa phần là để tìm sự may mắn “thần tài đến nhà, càng lúc càng phát”. Khi dán tranh “thần tài” trên cửa của một số nhà, các tiểu thương “đưa thần tài” trong mồn phải đọc “thần tài dán cao, gia chủ vừa hấp màn thầu vừa hấp bánh tết; thần tài dán thấp, gia chủ năm mới phúc khí tốt; Thần tài dánh không cao không thấp, chủ nhân có tiền trải đất trong nhà.
Cúng thần tài.
Sau khí đón thần tài, mọi người bắt đầu cúng thần tài. Ở phương Bắc, sau khi mọi người mời thần tài về. Trước tiên cúng tượng thần tài, sau đó vào sáng sớm ngày 2 tháng giêng sẽ thắp hương dâng đồ cúng. Khi tế lễ, mọi người vừa hành lễ vừa khấn: “Hương đỏ đèn sáng, tôn thần giá lâm, thế sát khổ nạn, ban phú bách tính, ma nghèo tránh xa, tài vận hanh thông, ngày tháng tích lũy, tiền đầy cửa nhà”. Sở dĩ chọn tế lễ thần tài vào ngày mùng 2 tháng giêng là có ý tiến bảo đắc tài trong năm mới. Buổi sáng, mọi người phải ăn mỳ vằn thắn, tức “canh nguyên bảo”. Bởi vì vằn thắn có hình dáng như nguyên bảo. Ăn vằn thắn ngụ ý chiêu tài nạp bảo, tiền vào như nước.
So với phương Bắc, đồ cúng thần tài của phương Nam Trung Quốc được đặc biết chú trọng, đồ cúng chia làm ba bàn: Bàn đầu tiên là hoa quả như táo, quýt .. ngụ ý làm ăn mở rộng. Bàn thứ hai là bánh tết, ngụ ý tuổi cao, xen thêm cành cây nhựa ruồi trên bánh, ngụ ý tùng bách luôn xanh. Bàn thứ ba là tiệc chính, có gà, vịt cả con, đầu lợn, cá cả con … gửi gắm ý nghĩa may mắn chiêu tài tiến bảo, hằng năm dư dả. Khi tế lễ, chủ hộ thắp hương nến, mọi người thành khẩn khấn quỳ, cầu mong một năm mới nhiều tiền nhiều của, đại phát đại phú.
Tiếp thần tài
Truyền thuyết ngày 5 tháng giêng là ngày sinh của thần tài Triệu Minh Công, tiếp thần tài chính là mọi người tổ chức tiệc rượu trước ngày sinh nhât của thần tài để chúc mừng thần tài. Bởi vì thần tài Triệu Công Minh chỉ có đi xuống hổ Huyền Đan vào ngày này. Hơn nữa chỉ đến một nhà, vì thế mọi người đua nhau sớm đốt pháo, thắp hương hiến tế, tranh nhau chào đón thần tài trước.
Bởi vì thuộc hạ của Triệu Công Minh còn có 4 vị tiểu tướng là Lợi Thị tiên quan, Sứ giả chiêu tài, Chiêu bảo thiên tôn, Nạp trân thiên tôn, mọi người quen gọi chung là Ngũ lộ thần tài. Cho nên vào sáng sớm ngày mùng năm, đều phải bắn pháo một làn để bày tỏ hoanh nghênh chúc mừng. Sau khi tiếp xong tất cả thần tài, mọi người tập trung cùng nhau ăn uống, ăn đến khi trời sáng mới thôi. Nghe nói, như thế sẽ có thể giữ cả “phúc đến tài đến, tài vận hanh thông”.
Ý vị chiêu tài trên tranh tết và câu đối tết.
Khi vị tết nồng đượm nhất chính là lúc dán tranh tết và câu đối tết: Nhà nhà dán môn thần, câu đốim dán những chưc phúc to ở cửa chính và trên tường.
Môn thần nghe nói là 2 anh em Thần Đồ và Uất Lũy có thể bắt được ma quỷ. Tới đời Đường, vị trí của môn thần đã bị Tần Thúc Bảo và Úc Trì Kính Đức thay thế. Ngụ ý của môn thần đương nhiên là xua đuổi quỷ tà, diệt tránh tai họa, bảo vệ gia trái, giữ bình an, trợ công lợi, tăng may mắn.
Câu đổi tết được phát triển từ bùa gỗ đào. Ban đầu mọi người dùng tấm gỗ đào để vẽ thần đồ, tranh Uất Lũy, treo ở hai bên cánh cửa. Do gỗ đào ngụ ý là nhiều con nhiều phúc, còn la tượng trưng của trường thọ, vì thế có thể xua đuổi tà ma. Nhưng viết trên gỗ cây đào chỉ có hạn, mọi người thấy không thích lắm, bèn treo thêm hai tấm gỗ đào ở hai bên cửa chính để viết, sau đổi thành dùng giấy và trở thành câu đối tết. Nghe nói, đôi câu đối tết đầu tiên của Trung Quốc là “tân niên nạp dư khánh, gia tiết hiệu trường xuân” do vua của Hậu Thục là Mạng Sưởng viết. Câu đối tết trong dân gian chú trọng có thần phải dán, cửa nào cũng phải dán, vật nào cũng phải dán, cho nên số lượng câu đối tết vô cùng nhiều. Câu đối thần tài thường gặp là “chủ tài nguyên trên trười, thần phúc lộc nhân gian”, còn một số câu đối tết khấn cầu tiền vào như nước như “ngũ cốc phong đăng, lục súc hưng vượng”, “trâu như hổ Nam Sơn, ngựa như rồng Bắc Hải”, “gạo mì dày như núi, dầu muối sâu như biển”, “dê lớn hàng năm thịnh, dê con hàng tháng tăng” … Ngoài ra còn có một số câu đối đơn, như “vượng khí xung thiên” dán trên cửa lớn, “sinh vàng đầy sân” dán trong sân …. Ngoài môn thần và câu đối tết ra, dán chữ phúc cũng mang ý vị chiêu tài sâu sắc. Chữ “phúc” bây giờ ý là “hạnh phúc”, nhưng trong quá khức, chữ “phúc” chỉ “phúc khí”, “phúc vận”. Chữ “phúc” dán ngưowjc ý là phúc đến rồi, tài vận đến rồi. Dân gian còn tinh xảo tạo hình chữ “phúc” thành các bức tranh như Thọ tinh, thọ đào, cá chép vượt long môn, ngũ cốc phong đăng, rộng phượng may mắn … Chúng đều co ý vị chiêu tài.
“Mừng tuổi”năm mới trao vận may.
Nói đến tiền mừng tuổi mọi người chắc chắn không còn xa lạ, chúng ta biết tiền mừng tuổi là tiền lễ người lớn tặng người trẻ hàng năm khi tết đến. Tuy nhiên, bạn có biết ngụ ý thực sự của tiền mừng tuổi không?
Tiền mừng tuổi thường gọi là lì xì, vì màu đỏ tượng trưng cho may mắn, sức sống và vui vẻ. Chúng ta đều biết từ “tuổi” và “mờ ám” đồng âm với nhau trong tiếng Trung. Ngụ ý của tiền mừng tuổi chính là trấn áp sự mờ ám, gửi gắm một tia hy vọng của người lớn vào tiền mừng tuổi. Hy vọng trẻ nhỏ nhận được tiền mừng tuổi sẽ có thể bình an thêm một tuổi nữa. Tiền mừng tuổi có hai loại, một là tiền tuổi “lấy dây thừng màu xâu tiền, tết thành hình rồng, đặt dưới chân giường” được ghi chép thành cuống Yến kinh tuế thời kí; một loại khác là tiền phụ huynh phát cho con cái bằng bao lì xì đỏ. Từ đó có thể thấy, tiền mừng tuổi mang theo tình yêu thương của các bậc trưởng bối.
Ngày “phá ngũ” ăn sủi cảo có ngụ ý gì?
Thói quen trong dân gian Trung Quốc gọi ngày mùng năm tháng giêng là “phá ngũ”, bạn biết đó là chuyện gì không?
Nghe nói, Khương Thái Công phong vợ của ông làm “thần bẩn”. Vào ngày 30 cuối năm, mọi người mời thần, duy nhất không mời “thần bẩn”. Vợ của Khương Thái Công tức giận, liền tìm Phật Di Lặc làm ầm lên. Phật Di Lặc bụng to luôn tươi cười không nghĩ đây là chuyện to tát, nên không để bụng. “Thần bẩn” thấy Phật Di Lặc không có động tĩnh gì, tức đến mức đập đầu đập chân. Phật Di Lặc thấy chuyện không ổn, lúc này mới lên tiếng:”Thế này đi! Hôm nay là mùng năm, để mọi người lại đốt pháo, gói sủi cảo một lần nữa cho bà, phung phí một lần vậy!”. Đây chính là lai lịch của “phá ngũ”. Còn có một truyền thuyết nữa là Khương Thái Công không phong cho vợ là “thần bẩn” mà là “thần nghèo” và lệnh cho bà “thấy phá lập tức quay về”. Mọi người để tránh thần nghèo liền gọi ngày mùng năm này là “ngày phá”.
Bất kể truyền thuyết thế nào, nói tóm lại, “phá ngũ” ăn sủi cảo đều chứa đựng ngụ ý mọi người mong chờ tài vận và hạnh phúc. Mùng năm khí trời chưa sáng, nhà nhà bắt đầu đốt pháo, rất nhiều nơi gọi là “thoát nghèo”, ngụ ý đuổi hết “khí xui”, “khí nghèo” trong nhà. Ngày “phá ngũ” kỵ thăm người thân bạn bè, vì như thế sẽ mang khí xấu đến nhà người khác.
Phong tục tập quán cho rằng, “phá ngũ” ăn sủi cảo thường có hai tầng ý nghĩa. Đầu tiên là nói từ mùng một đến mùng bốn thường ăn chay là chính, mùng năm là có thể phá chay ăn đồ tanh. Ý nghĩa thứ hai, ngày mùng năm là ngưu nhật. Sau bốn ngày nghỉ ngơi, cày ải động công, báo trước vụ xuân của năm mới chuẩn bị đến.
Còn nhân sủi cảo trong ngày “phá ngủ” cũng rất được coi trọng. Trước tiên, nhân nhất định phải tự băm nhỏ ra, như thế sẽ báo trước tất cả những thứ không thuận lợi của năm tới đều bị băm đi hết, mọi chuyện đều trở nên thuận lợi. Hơn nữa, nhân nhất định phải là thịt viên, nặn thành hình nguyên bảo, tượng trưng cho tài phú dồi dào. Cả nhà đoàn viên ăn sủi cảo ngày “phá ngủ” có ngụ ý là trong năm mới có thể của cải và con người đều hưng vượng, phúc khí tràn trề, từ đó được sống những ngày tháng tốt đẹp hơn.
Ở Thiên Tân, ngày “phá ngủ” ăn sủi cảo còn phải coi trọng điều này: Do người Thiên Tân dặc biệt căm hận “tiểu nhân”, thù “tiểu nhân” đến mức độ cực đỉnh. Vì thế khi băm nhân, phải băm cho thớt kêu leng keng, cho hàng xóm nghe thấy, ý là đang băm “tiểu nhân”. Viên sủi cảo phải được nặn chắc chắn, gọi nặn mồm “tiểu nhân”. Như thế, mọi người đều quy kêt chuyện không theo ý muốn lên người “tiểu nhân”, băm, nặn chúng, có ý là loại bỏ những chuyện buồn. Hơn nữa, loại bỏ “tiểu nhân” cũng ngụ ý là mọi chuyện đều đại cát đại lợi, thuận lợi.
Mùng sáu tháng giêng tiễn nghèo là thế nào?
Trong dân gian cổ đại Trung Quốc, mùng 6 tháng giêng “tiễn nghèo” là một phong tục năm mới rất đặc sắc. Nghe tên là biết, ngụ ý của nó chính là tế tiễn quỷ nghèo (thuần nghèo), chào đón tài phú (thần tài). Vậy thì, quỷ nghèo (thần nghèo) rốt cuộc là ai?
Tương truyền quỷ nghèo chính là con trai của Chuyên húc, dáng người ông gầy yếu thấp bé, chích mặc quần rách nát, húp cháo. Chi dù có quần áo mới cũng không mặc ngay mà dùng lửa đốt thành lỗ hoặc xé rách mới mặc, vì thế được gọi là “quỷ nghèo”.
Tục tiễn nghèo vo cùng thịnh hành vào đời Đường Tống, nhà đại văn học Hàn Dũ đã ghi trong “Văn tống nghèo”: “(Chủ nhân) Ba cái chào quỷ nghèo và nói rằng:”Văn tử hành hữu nhật hỉ … Ngã hữu tư tống chi ân, tử đẳng hữu ý vu hành hồ?”. Nhà thờ Đường Diêu Hợp cũng từng viết bài thơ Ba bài tiễn nghèo ngày cuối tháng”: “Hằng năm đến ngày này, nhỏ rượu bái trên đường. Nhìn vạn hộ thiên môn, không ai không tiễn nghèo”. Cho dù đã qua đời Tống, đến đời nhà Thanh, tục tiễn nghèo vẫn không suy giảm, Du Khúc Viên đời Thanh đã viế trong bài Trà hương thất tam sao – Tiễn quỷ nghèo: “Xin khuyên lang quân, tiểu nương tử, không khứ tiễn quỷ nghèo”.
Về ngày tháng tiễn nghèo, Tuế thời quản khí của Tống Trần Nguyên Tịnh khi dẫn Tuế thời tạp kí gọi ngày đó là một ngày trước “nhân nhật” (mùng bảy tháng giêng), tức là ngày mùng sáu tháng giêng. Tuy nhiên, khi Tuế thời quảng kí dẫn Đỗ kinh lại nói: “Phong tục Trì Dương lấy ngày hai mươi chín tháng giêng làm ngày cửu nghèo, quét trừ bụi uế trong nhà, thả xuống nước, gọi là tiễn nghèo”. Nói cách khác, tiễn nghèo chính là ngày hai mươi chín tháng giêng. Thế nhưng, trong Văn tông bi vấn lại có: Quỷ nghèo “vốn chết vào ngày cuối tháng giêng”. Lúc này, ngày tiễn nghèo lại là ngày cuối tháng tức là ngày cuối cùng của tháng giêng.
Mặc dù các ghi chép liên quan đến ngày tiễn nghèo rất khác nhau, khó để định luận, nhưng có một điểm chung đó là chúng đề phản ánh tâm lý nhân dân lao động Trung Quốc đa phần đều hy vọng từ bỏ cái củ để chào đón cái mới, đưa tiễn nghèo khổ khó khăn của ngày hôm qua, chào đón cuộc sống sung túc tươi đẹp mới.
Như vậy, nghi thức cụ thể của phong tục tiễn nghèo là thế nào? Tuế thời quảng kí dẫn Tuế thời tạp kỉ viêt: “Một ngày trước nhân nhật quét dọn sạch sẽ, khi người chưa đi lại, rán bảy cái bánh phủ lên, vứt ra ngoài đường lớn, nhằm tiễn nghèo”. Theo Văn tống nghèo của Hàn Dũ ghi, “kết lá liễu làm xe, quấn có làm thuyền”, “chở lương khô lương thực, trâu buộc dưới ách xe, giương buồm lên cột” cho quỷ nghèo. Có nghĩa là, khi tiễn nghèo sẽ chuẩn bị sẵn xe thuyền có tính trượng trưng cho “quỷ nghèo”, mang thêm lương khô cho “quỷ nghèo”, để tiễn đưa nó đi. Có nơi còn nướng thịt tươi trong nồi và cho nổ bả đậu để phát ra tiếng lẹt đẹt, ngụ ý đuổi hết khí nghèo, cầu được tài vận.
“Nặn con vật cầm tinh” có ý nghĩa gì?
“Nặn con vật cầm tinh” là một phong tục lưu truyền trong dân gian Sơn Đông. Ngày 15 tháng giêng hàng năm ở Vinh Thành đầu phía Đông bán đảo Sơn Đông, nhà nhà đều chuẩn bị mỳ bột đỗ tương để bắt đầu nặn cầm tinh, những tạo hình cầm tinh này lấy nhỏ bé tinh xảo làm thượng phẩm, hoặc đứng, hoặc nằm với nhiều hình thù phong phú. Đương nhiên những hình dáng này đều dựa vào bàn tay khéo léo của con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, cho dù tạo hình thế nào, họ đều phải phối hợp một số hạt giống và lá rau xanh trên đó, tượng trưng cho “được mùa ngũ cốc”. Điều đặc biệt hơn là, trên lưng mỗi con vật cầm tinh đều đeo một cái bát đèn, trong bát đựng dầu.
Đến đêm 15, mọi người sẽ đặt toàn bộ những con vật cầm tinh nặn xong này vào trong mâm, sau đó để vào từ đường cùng đốt, mọi người vây quanh xem, hy vọng nổ ra hoa đèn, hoa đèn càng lớn càng may mắn, dự báo năm mới được mùa. Hơn nữa, mọi người tin tưởng kiên định, con vật cầm tinh của ai đốt trong thời gian dài nhất, người đó sẽ có vận khí tốt và tuổi thọ cao.
Thú vị là, hình dạng những bát đèn này cũng rất được chú trọng: Ngựa và lợn thồ “bát nguyên bảo”, ngụ ý là “ngựa vàng lợn bạc thồ châu báu tới”. Còn những con vật cầm tinh khác thồ bát đèn “mười hai cánh hoa”, tượng trưng cho một băm, bốn mùa, 12 tháng.
Mấy năm gần đây, cùng với phong tục thay đổi, mọi người ở địa phương đã chuyển sang dùng mì trắng để nặn con vật cầm tinh. Kiểu dáng con vật nặn ra càng đẹp mắt hơn, hơn nữa không còn thêm bát đèn, cũng không cần đốt lên, mọi người xem xong có thể chia ra ăn.
Tết nguyên tiêu
“Tết nguyên tiêu” ngày 15 tháng giêng còn gọi là “tết Thượng nguyên”, “tết đèn xuân”. Vì đêm này là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới, vì thế nó là ngày tết quan trọng đầu tiên trong năm mới, vì thế nó là ngày tết quan trọng đầu tiên sau tết âm lịch cũng là một ngày lễ truyền thống mang nét nho nhã riêng có của Trung Quốc. Nội dung hoạt động của tết Nguyên tiêu tương đối phong phú, trong đó chúng ta quen thuộc nhất là ăn bánh trôi, thưởng hoa đăng, đoán câu đố.
Nói đến tết Nguyên tiêu ăn bánh trôi là phải nhắc đến một câu chuyện thế này.
Thời Hán Vũ Đế trong cung có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, do phải ở trong cung thời gian dài, không thể gặp cha mẹ, vì thế chỉ còn cách than khóc không thôi. Hán Vũ Đế có một vị sủng thần tên là Đông Phương Sóc, phong nhã và lương thiện. Một hôm, Nguyên Tiêu do thương nhớ cha mẹ đến cực điểm chuẩn bị nhảy xuống giếng tự tử, may mà được Đông Phương Sóc đi qua bắt gặp. Sau khi Đông Phương Sóc hỏi rõ nguyên nhân, liền quyết tâm giúp cô. Ông nói dối với Hán Vũ Đế rằng: “Trường An tại kiếp, hóa phẫn để khuyết, thập ngũ thiên hỏa, diễm hồng tiêu dạ”, tức là ngày 15 tháng giêng, thần lửa sẽ phụng mệnh của Ngọc Đế hỏa thiêu Trường An, thành Trường An khó thoát được kiếp nạn. Hán Vũ Đế hoang mang hỏi có cách gì tránh được kiếp nạn này, Đông Phương Sóc giả vờ suy nghĩ rồi đáp: “Nghe nói thần lửa thích ăn bánh trôi nhất cung nữ Nguyên Tiêu chẳng phải thường làm bánh trôi cho người ăn sao? Đêm ngày 15, hãy bảo Nguyên Tiêu làm bánh trôi và toàn thể thần dân giăng đèn cúng lễ, tới khi đó toàn thành đốt pháo có thể thoát được kiếp nạn này”. Vũ Đế nghe xong, luôn miệng khen ngợi và truyền chỉ làm theo cách của Đông Phương Sóc. Do đó, Nguyên Tiêu cuối cùng đã gặp được cha mẹ mình vào buổi tối 15 tháng giêng.
Tết nguyên tiêu ăn bánh trôi, không chỉ là tượng trưng cho cả nhà đoàn viên và hòa thuận bên nhau mà còn vì bánh trôi cũng tượng trưng cho nguyên bảo, của cải. Do đó, Tết nguyên tiêu ăn bánh trôi cũng bao hàm mong muốn của mọi người hy vọng tiền bạc vào như nước trong năm mới.
Tương truyền, thời Hán Vũ Đế có tập tục cúng thần “Thái Nhất”, là người tôn quý nhất trong các vị thần trên trời tức là danh vị của Thượng đế. Khi cúng thần “Thái Nhất”, trong cung có tục lễ thả đèn, về sau dần dần phát triển thành hoạt động lớn ngắm đèn, tức là thưởng hoa đăng. Tập tục thưởng hoa đăng đạt tới cao trào vào Tết Nguyên thượng đời Đường, vốn bình thường cấm đi lại ban đêm, còn tết Thượng nguyên lại là ngoại lệ, mục đích để bách tính ngắm đèn du ngoại. Về sau, kỹ thuật chế tác đèn hoa đăng dần nâng cao, xuât hiện các loại như “cây đèn”, “lâu đèn”. Vào đời Tống lại xuất hiện các chế phẩm tinh xảo “đèn Ngao Sơn”, “đèn không xương”.
Tết nguyên tiêu thả hoa đăng ngụ ý của cải dâng cao như hoa đăng, đồng thời cũng bao hàm sự hướng tới cuộc sống tốt đẹp của con người.
Trong dịp tết Thượng nguyên, ngoài thưởng hoa đăng, ăn bánh Nguyên tiêu, còn có một hoạt động thanh nhã nữa, đó là “đoán câu đố trên đèn lồng”. Hoạt động này bắt đầu từ đời Tống. Người chế tác hoa đăng sẽ dán câu đối trên đèn lồng, hoặc dán trên dây thừng ở giữa các đèn, như thế mọi người vừa ngắm đèn, vừa có thể đoán câu đố. Đoán câu đố vừa là hoạt động thưởng ngoạn chung nhã tục, vừa là một hoạt động lành mạnh có ích, có thể tăng thêm kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy con người, hơn nữa cũng bao trùm không khí ngày tết.
Kiêng kị vương tài trong ngày tết gồm những gì?
Kế hoạch một năm nằm ở mùa xuân. Mùa xuân là khởi đầu cho một năm, cũng là mùa quan trọng nhất trong năm, mà tết lại là bắt đầu của mùa xuân. Do đó, mọi người thường coi nó là thời gian dự báo vận mệnh tốt xấu cho cả một năm mới. Vì thế, mọi người hy vọng khi sang năm mới, tất cả mọi chuyện đều an lành may mắn, chứ không xảy ra đủ chuyện rủi ro, vậy là sinh ra rất nhiều “điều kiêng kị”. Những điều này chủ yếu thể hiện trong ngôn ngữ, hành vi và ẩm thực.
Về mặt ngôn ngữ
Trong dịp tết, để tìm điểm được của, mọi người kiên nói những chữ không may mắn như chết, sạch phá, hoại, lụi, bệnh, đau, quý, giết, truyền, nghèo … Do mọi người coi khóc nỉ non là một chuyện “không may”, cho rằng nó báo hiệu bệnh tật, hung họa, vì thế cũng kị trẻ con khóc lóc. Cho nên, trong ngày này cho dù trẻ con gây họa, cũng không được đánh nó hoặc quat mắng, tránh để nó khóc.
Về mặt hành vi
Do mọi người coi tiếng đồ vật bị vỡ là âm thanh không may mắn, vì thế khi bưng các đồ vật dễ vỡ như bát, đĩa, cóc, khay phải đặc biệt cẩn thận, không được làm vỡ. Giải dụ khi không cẩn thận đánh vỡ, mọi người có mặt phải lập tức nói hai câu vè thuận miệng may mắn, như “ …” để hóa giải ngượng ngùng.
“Bảy việc mở cửa” cúi, gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà và các đồ dùng thiết yếu duy trì cuộc sống hàng ngày là tượng trưng cho sung túc và của cải tràn đầy. Vì thế, trong dịp tết, hũ gạo, lọ muối, kho mì nhất định không được trống không, để tránh điềm xấu đứt bữa trong năm. Do mọi người coi nước và đất là “tài khí”, coi rác, phân là “thứ tốt lành”. Nếu quét hay đổ hết rác tức là quét đi và đổ sạch “tài khí”, “thứ tốt lành”. Vì thế tết kiêng vẩy nước, quét nhà, đổ rác, đây gọi là “tụ tài”. Người Triều Sơn thường coi nước là tài thủy, vào đêm giao thừa, họ sẽ đổ đầy các vò nước lớn nhỏ và tổ chức nghi thức bịt giếng, tức là dùng một cái gầu xúc để đậy mặt giếng lại, sau đó cúng bái thần giếng. Ngày mùng một không được tháo ra, tránh tài khí chảy ra ngoài. Đến ngày mùng hai mới được mở giếng dùng nước. Đến nay, tập tục cấm quét nhà đang dần bị đào thải, bởi vì vào ngày tết khách đến chơi nhiều, đốt pháo sẽ gây ra nhiều vụn giấy và rác, nếu không dọn dẹp quả thực không đẹp mắt lắm.
Do mọi người xem đòi nợ là chuyện không có lợi cho tài vận, vì thế ngày này kị đến cửa đòi nợ, cũng kị rút đồ ra từ túi người khác. Bởi vì theo mọi người, túi bị người khác móc trong ngày mùng một tháng giêng thì cả năm đều gặp rủi ro bị “móc sạch”.
Ngoài ra, tết kị người chết, cũng kị tổ chức tang lễ, bởi vì mọi người cho rằng như thế sẽ mang những điều không may mắn vào nhà. Đồng thời, ngày này kị bị cắt tóc, kị sát sinh, bởi vì mọi người dễ liện hệ chuyện cắt tóc và tổ chức tang lễ với nhau, đồng thời cho rằng sát sinh có thể gây ra tai họa như tai nạn máu, binh, đao kiếm. Thế nhưng, cùng với điều kiện sống của người hiện đại được cải thiện, những điều cấm kị này cũng dần dần bị quên lãng.
Về mặt ẩm thực
Do uống thuốc, tiêm, truyền dịch bị cho là điềm dự báo bệnh tật quấn lấy mình, vì thế cho dù bị bệnh, ngày này cũng cấm uống thuốc, tiêm và truyền dịch, nếu không sẽ bị cho là cả năm từ đầu đến cuối bệnh tật triền miên. Bữa sáng mùng một kị ăn tanh, có hai ý kiến: một là thầm ví tiết kiệm trị gia, không được bày đặt lãng phí; Hai là bữa cơm này ăn chay, công đức tương đương với một năm.
Ngoài tết ra còn có ngày lễ nào có tập tục chiêu Tài?
Hàng năm ngoài tết ra, các nơi trong cả nước còn tổ chức đủ các hoạt động chiêu tài phong phú nhiều màu sắc, ví dụ “rang đậu vàng” ngày 2 tháng 2, tết Thanh minh hấp bánh bao, làm bột đậu đen, tến Đoan ngọ đeo túi lá ngải, “đạp đá”, gánh nước giờ ngọ”, tết Trung nguyên cúng tổ tiên, cúng ma quỷ, tết 8 tháng chạp ăn cháo, ăn tỏi, ngày quét bụi trừ uế, ngày sung kho bày tiệc, mua thêm đồ dùng sinh hoạt … Đương nhiên, tập tục chiêu tài trong những ngày này cũng khác nhau theo các vùng.
Ngày 23 tháng chạp cúng ông Táo có ý nghĩa gì?
Dân lấy ăn làm trời, ăn lấy ông Táo làm nguồn gốc. Ngày 23 tháng chạp hàng năm tức là tết ông Táo. Đây là ngày cũng Táo quân, cũng là một trong những ngày lễ được mọi người xem trọng nhất, vị thần tài mà mọi người cũng tế chính là Táo quân.
Nghe nói, ngày 23 tháng chạp, Táo vương gia phải lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thiện hành và ác hành của một gia đình, để Ngọc Hoàng đại đế thưởng phạt. Mọi người vì muốn lấy lòng Táo quân liền dùng một cái kẹo mạch nha dính hoặc bánh dính vào mồm để mồm ông ngọt ngào, bảo đảm “lên trời nói chuyện tốt”, “nói nhiều lời tốt, bớt nói lời xấu”. Đồng thời tổ chức nghi thức tiễn Táo quân, gọi là “tiễn Táo” hoặc “từ Táo”.
Nghi thức cũng ông Táo đa phần chọn làm vào buổi tối (thường là khoảng canh một khi hoàng hôn vào đêm). Nghe nói gà là ngựa mà ông Táo cưỡi lên trời, do đó khi cúng ông Táo sẽ rót rượu trước, sau đó ôm gà trống, quỳ trước tượng ông Táo vừa dập đầu vừa khấn trong miệng. Khấn xong, người cúng sẽ hô to một tiếng “lĩnh”, sau đó nâng rượu tưới vào đầu gà, nếu đầu gà có tiếng “phành phạch”, chứng tỏ ông Táo đã linh nhận. Nếu đầu gà bất động thì phải tưới tiếp.
Đồ cúng ông táo chủ yếu có kẹo, kẹo hình quả dưa bằng mạch nha và nước lạnh, có (chuẩn bị cho ngựa của Táo vương gia). Sau khi cũng xong, cùng châm lửa đốt ngựa giấy và cỏ. Sau đó cả nhà đứng xung quanh đống lửa dập đầu, vừa đốt vừa cầu khấn: Năm nay lại đến 23, kính tiễn Táo quân lên trời. Có ngựa khỏe, có cỗ, thượng lộ bình an tới nơi, cúng kẹo mạch nha hình quả dưa, xin nói tốt với Ngọc Hoàng.
Có một số nơi, khi tiễn ông Táo, còn có mấy người hành khất ăn mặc cải trang, hát bài tiễn đưa ông Táo ở gần nhà, nhảy múa tiễn ông Táo, gọi là tiễn “ông Táo” nhưng thực chất là đổi lấy đồ ăn của chủ nhà.
Tóm lại, nghi thức cúng ông Táo mặc dù nhiều, nhưng đều thể hiện sự theo đuổi và hướng tới cuộc sống tốt đẹp của mọi người. Khu vực Tấn Bắc đến giờ vẫn còn lưu truyền bài dân ca “23 tháng chạp, ông Táo lên trời, mồm ăn kẹo mạch nha, miễn lên tiếng trước mặt Ngọc Hoàng, về nhà chúng ta ăn năm mới, có gạo có mì có áo mặc”.
“Ngày sung kho” là ngày gì?
Ngày 25 tháng giêng âm lịch là ngày bổ sung lương thực vào kho, tục gọi là “tết sung kho”, còn gọi là “tết kho trời”. Nó chính là ngày lễ cuối cùng của tháng giêng theo lịch cũ, sở dĩ mọi người chúc mừng nó là vì nó gửi gắm mong muốn năm tới được mùa ngũ cốc của mọi người. Do đó, nếu mọi người coi “tháng chạp” là màn mở đầu của tết, vậy thì “tết sung kho” chính là phần cuối của tết.
Rốt cuộc “tết sung kho” là ngày tết thế nào?
Do cuộc sống ở thành phố và nông thôn không giống nhau, hàm ý “sung kho” cũng sẽ khác nhau. Sách Yến Kinh tuế quảng kí của Phú Sát Đôn Sùng thời Thanh dẫn Bắc Kinh tuế quảng khí của Lực Khởi Hồng thời Minh nói: “Ngày 25, mọi người bày thịt lợn bò dê, bày thức ăn cả ngày, khách đến đều ở lại, phải ăn no nên mới về, gọi là sung lượng thực vào kho”. Đến ngày nay, mọi người chuẩn bị sẵn một bàn tiệc thịnh soạn, kêu gọi bạn bè, bày biện đủ món ngon, uống say mới về. Đương nhiên, đây chính là “tết sung kho” của người thành phố.
Ở nông thôn, đến ngày này, mọi người dậy từu lúc trời chưa sáng, các nhà đều vội vã ra đồng, dùng gầu xúc hoặc xẻng gỗ xúc mùn than, mùn từ cỏ và củi rắc thành rất nhiều vòng tròn trên đồng, tượng trưng cho kho lương thực, có nơi còn khảm viên hoa, chữ may mắn và đặt ngũ cốc lương thực phụ vào trong vòng tròn, tượng trưng cho được mùa ngũ cốc trong năm mới.
Qua ngày bổ sung lương thực vào kho này, tất cả đều trở lại bình thường, mọi người lại bắt đầu cuộc sống bận rộn trong một năm tới.
Mùng 2 tháng 2 tại sao phải rang “đậu vàng”?
Mọi người đều biết, mùng 2 tháng 2 là ngày rồng ngẩng đầu, ở thời cổ đại. Đây là một ngày lễ rất được dân chúng quan tâm. Bởi vì, ngày này có liên quan to lớn đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Như một bài ca dao đã viết: “Mùng 2 tháng 2, rồng ngẩng đầu, kho lớn đầy, kho nhỏ chảy”. Tháng 2 là mùa gieo trồng, lúc này vạn vật đều lấy lại sức sống, mọi vật đổi mới, ai nấy đều có tâm trạng vui vẻ, tổ chức các hoạt động kỉ niệm, mong chờ năm nay mưa thuận gió hòa, được mùa ngũ cốc. Tuy nhiên, điều này có liên quan gì đến rang “đậu vàng”?
Thực ra, liên quan đến rang “đậu vàng” còn có một truyền thuyết xúc động.
Tương truyền, sau khi Võ Tắc Thiên lên làm hoàng đế đã chọc giận Ngọc Hoàng đại đế. Để trừng phạt nhân gian, Ngọc Hoàng đại đế liền truyền dụ Long vương nắm giữ thiên hà không nhẫn tâm để nhân gian đoạn tuyệt đường sống, đã chống lại ý chỉ của Ngọc Đế, giáng một cơn mưa xuống nhân gian. Ngọc Đế biết được, bèn ném Long vương xuống phàm trần, đè dưới một ngọn núi, lập bia viết:
“Long vương giáng mưa phạm thiên quy, chịu tội ngàn thu của nhân gian;
Nếu muốn lên lại Linh Tiêu các, trừ ki đậu vàng nở hoa”.
Bách tính được biết ân nhân cứu mạng phải chịu trừng phạt thê thảm, khắp nơi đều nghĩ cách cứu. Về sau, mọi người nghĩ ra rang ngô nở hoa, chẳng phải là đậu vàng nở hoa sao? Thế là, nhà nhà bắt đầu nổ hoa ngô và lập bàn thờ thắp hương trong sân, cúng “đậu vàng” đã nở hoa. Ngọc Đế nhìn thấy đậu vàng khắp nơi trong nhân gian nở hoa, đành thả Long vương, để ông quay về thiên đình tiếp tục ban mây ban mưa cho nhân gian.
Từ lúc đó, ngày mùng 2 tháng 2 hàng năm liền có phong tục “đậu vàng” – nổ hoa ngô, khấn rồng ban phúc, mong đợi trăm nghề đều hưng vượng.
Tập tục vượng tài trong tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Hà Bắc: Ngày tết Đoan ngọ có tập tục tránh độc trong giếng, nên kiêng gánh nước giếng, thường múc nước sẵn trước tết. Ngoài ra, người Hà Bắc còn có tập tục ăn quả dâu anh đào và bánh ngũ độc, nghe nói ăn xong cả năm không ăn nhầm phải ruồi.
Sơn Tây: Ở Giải Châu Sơn Tây, tết Đoan ngọ có phong tục đeo túi là ngải, gọi là “khử tật”. Đoan ngọ ở Tập Châu, các thôn cso tục thờ Long vương và treo giấy giữa đồng. Lộ An Phủ hấp mì lúa mạch, gọi là “bạch đoàn”, lấy ra cùng bánh chưng để biếu tặng lẫn nhau/
Sơn Đông: Ở huyện Trâu Bình, Sơn Đông, vào tết Đoan ngọ sáng dậy uống một chén rượu có thể tránh tà. Ở huyện Lâm Thanh, vào tết Đoan Ngọ, bé trai dưới bảy tuổi phải đeo phù (dây đeo làm bằng bông lúa mạch), bé gái phải đeo hoa thạch lựu, còn đi giày vải vàng mà mẹ tự tay làm cho. Ngoài ra, trên mặt giày vải vàng phải dùng bút lông vẽ năm con côn trùng độc, ý là mượn nét mực của Khuất Nguyên, để giết chết chúng, xua đuổi tà sát.
Thiểm Tây: Ở huyện Đồng Quan, Thiểm Tây, vào tết Đoan ngọ phải dán bồ ngải, trâu giấy, dùng để trừ ma ngăn tai họa, gọi là “trấn bệnh”.
Giang Tô: Ở các huyện Giang Tô, vào tết Đoan ngọ có câu tục ngữ “làm quần, mua cá vàng”, bất luận giàu nghèo đều phải mua cs lù đù (thường gọi là cá vàng) về nấu. Còn ở Nam Kinh, các nhà vào tết Đoan ngọ đều múc một chậu nước sạch, thêm vào đó hai đồng tiền xu, một chút hùng hoàng, sau đó già trẻ cả nhà đều dùng nước này rửa mắt, gọi là “phá mắt hỏa”, nghe nói có thể giữ cho cả năm không bị bệnh về mắt.
Đài Loan: Ở Đài Loan, vào tết Đoan ngọ có tập tục gánh “nước giờ ngọ”, nước giờ ngọ, như cái tên của nó, là chỉ nước giếng được múc lên vào giữa trưa tết Đoan ngọ. Nghe nói khi uống nước này có công hiệu chữa bệnh kì diệu, dùng để pha trà ủ rượu. Có câu ngạn ngữ: “giờ ngọ rửa mắt, sáng như chim thu đen”, hay là “giờ ngọ uống một ngụm nước, tốt hơn uống thuốc bổ ba năm”. Ngoài ra, nghe nói ăn đòa, đậu que và cà vào tết Đoan ngọ, có thể khỏe mạnh, trường thọ. Tục ngữ có câu: “Ăn cà đến khi biết lắc, ăn đậu ăn đến khi lúc già”.
Ở Đài Loan, bơi thuyền rồng gọi là “cào thuyền rồng”. Theo cuốn Đài Loan dân tục ghi lại, tập tục bơi thuyền rồng tết Đoan ngọ ở Đài Loan như sau: Từ ngày mùng 1 tháng 5 trở đi, trước tiên đến bên bờ nước đón thủy thần”. Chính ngọ ngày mùng 5, trống chiêng rung trời, thuyền rồng đưa vào bờ, mọi người thắp hương lễ bái trong biếu thể hiện sự chào đón, gọi là “đón thuyền rồng”. Tục ngữ có câu: “mùng 5 tháng 5, trống thuyền rồng, khắp con đường”. Đua thuyền rồng, đến ngày mùng mười còn phải “tiễn thủy thần” và tổ chức nghi thức “tạ sông”.
Tết thủy Trung Nguyên có những chú trọng vượng tài gì?
Ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, tục gọi là bán tháng 7, chính là tết Trung Nguyên. Tương truyền, vào ngày này, Diêm vương sẽ mở cửa địa ngục, để những oan hồn ác quỷ quanh năm chịu khổ chịu nạn và bị giam cầm trong địa ngục được ra khỏi địa ngục, được phóng thích tạm thời. Mọi người cho rằng tháng này là tháng không may mắn, vừa không được lấy vợ, cũng không được chuyển nhà, đa số tiến hành những hoạt động cũng tế quỷ hồn vào buổi tối.
Ở dân gian, tháng 7 âm lịch đã có một số hoa màu chín, mọi người cho rằng tháng 7 là tiểu thu, vì thế theo lệ phải tế tổ, dùng gạo mới để cúng, báo cáo vụ thu cho tổ tiên.
Người Trung Quốc luôn chú trọng hiếu đạo, mà nghe nói “tết quỷ” cũng bắt nguồn từ lòng hiếu thuận của Mục Kiền Liên cứu mẹ. Vì thế khi một số hoa màu vụ thu chín vào tháng 7, người Trung Quốc coi trọng hiếu đạo sẽ tế tổ trước, báo cáo với tiên tổ. Hơn nữa mời lão tổ tông nếm gạo mới, trước tiên mọi người đắp đàn pháp sư và đài bố thí cho cô nhi ở cửa ngõ và trước thôn. Phía trước đàn pháp sư cũng Bồ Tát Địa Tạng Vương siêu độ quỷ hồn “địa ngục”, phía dưới cúng các mâm quả đào làm từ bột mì và gạo, trên đài bố thí cho cô nhi bày đủ các loại thức ăn như cá con lợn, cả con dê, gà, vịt, ngan và các loại bánh ngọt, hoa quả. Khi nghi thức bắt đầu, pháp sư gõ chuông kêu, chúng tăng vừa tụng đọc các lời khấn và chân ngôn, vừa rắc các mâm quả đào từ bột mì và gạo ra bốn phía, nghi thức này gọi là “thả ma đói”.
ở phương Bắc, mọi người thường dùng cách đốt tiền giấy để thờ cúng tổ tiên đã khuất, thể hiện tình cảm nhớ thương với người thân.
Hoạt động dân tộc trong tết Trung Nguyên mặc dù nhiều, nhưng đều triển khai xung quanh hoạt độgn cúng tổ tiên và cúng quỷ, ví dụ: Thành Hoàng đi tuần sát nghiêm ngặt (quỷ hồn đột tử), đạo quán và chùa Phật tổ chức hội phổ độ, siêu độ vong linh.
Hoạt động vượng tài của “Hội miếu Bạch Vân Quán”.
Nói đến hội miếu Bạch Vân Quán, tin rằng rất nhiều người đều không còn lạ lẫm. Đây là một trong những hội miếu truyền thống của Bắc Kinh, nghe nói ngày 19 tháng giêng Khâu Sở Cơ sẽ hạ phàm siêu độ người có duyên. Vì thế du khách hội miếu trong ngày này cục đông. Bạch Vân quán là tổ đình của phái Toàn Chân Long môn trong Đạo giáo, tọa lạc ở ngoài cửa Tây của Bắc Kinh, là đạo quán lớn nhất Bắc Kinh.
Hội miếu Bạch Vân Quán mở cửa vào ngày mùng 1 tháng giêng hàng năm, đóng cửa vào chiều ngày 19. Nơi đây ngoài các hoạt động biểu diễn dâng hương mà các hội ngoài các hoạt động biểu diễn dâng hương mà các hội miếu thông thường đều có như múa sư tử, đi cà kheo, chèo thuyền cạn …, còn có hai hoạt động vô cùng đặc sắc “sờ khỉ đá” và “đánh mất tiền vàng”. Các khách hương và du khách chưa từng bước vào cửa núi thì đều phải đi sờ khỉ đá trước.
Phía dưới bên phải của núi có một phù điêu khỉ đá, nghe nói, mọi người đã sờ nó thì đều xua đuổi được bệnh tà, hơn nữa chỗ nào của lữ khách bị bệnh thì sờ vào vị trí đó trên khỉ đá, bệnh tình sẽ được chữa khỏi. Trong Bạch Vân Quán có năm phù điêu khỉ đá tương tự, nghe nói bức tượng phía dưới bên phải là linh nhất, du khách đến đây đều phải sờ nó để yên lòng sau đó. Lâu dần, khỉ đá gần như trơn bóng.
Vậy thì, “đánh mắt tiền vàng” là gì? Hóa ra là dùng tiền thật đánh tiền giả. Bước vào cửa sân, cây cầu đá đầu tiên trong sân có tên là “cầu Oa Phong”, dưới cầu không có nước, trong động cầu có một đạo sĩ đang ngồi ngay ngắn nghiêm trang – tóc bạc, mặt hồng hào, nhắm mắt dưỡng thần, trước và sau đầu treo một đồng tiền lớn làm bằng giấy cứng trong lỗ vuông của đồng tiền treo một cái chuông đồng. Các lữ khách có thể đổi lấy tiền đồng bên cạnh cầu, dùng tấm đồng ném đập vào chuông đồng trong lỗ, gọi là “đánh mắt tiền đồng vàng”, ai ném trúng thì cả năm sẽ thuận lợi.
Ngoài hai hoạt động cầu phúc cầu tài là “sờ khỉ đá” và “đánh mắt tiền vàng” ra, còn có rất nhiều hoạt động có ý nghĩa khác, như ngày thuận tinh mùng 8 tháng giêng, trong điện Nguyên Thìn của chùa này, các lữ khách đều đến cúng tế tinh chủ năm bản mệnh của mình; Ngày mùng 9 tháng giêng là ngày sinh của Ngọc Hoàng đại đế, hương hỏa trong chùa thịnh chưa từng có; Ngày 15 tháng giêng là tết hoa đăng, có triển lãm hoa đăng rực rỡ sắc màu, du khách như mắc cửi. Đương nhiên, nổi tiếng nhât là “hội thần tiên”, cũng chính là đêm trước sinh nhật của người Khâu Chân ngày 19 tháng giêng, rất nhiều thiện nam thiện nữ sẽ thức thâu đêm không ngủ ở đây đợi kết duyên với thần tiên. Sáng sớm hôm sau, có “hội Yến Khâu”, còn gọi là “hội Yến Cửu”, là đại lễ chúc mừng sinh nhật của người Khâu Chân, mọi người tổ chức rất nhiều hoạt động biểu diễn, cầu may mắn cho năm mới.
Hoạt động khấn phúc cầu tài của “hội miếu Ngũ Hiển thần tài”
Mếu Ngũ hiển thần tài nằm ở ngoài cửa Quảng An, Bắc Kinh, trong miếu thờ cúng thần tài ngũ lộ, hàng năm tết đến tời chùa khấn phúc cầu tài là một truyền thống rất quan trọng của người Bắc Kinh xưa. Thời gian hội miếu bắt đầu từ mùng 2 tháng giêng, có thể kéo dài đến tận ngày 16 tháng giêng.
Theo ghi chép, hương hỏa trong miếu Ngũ hiển thần tài đều luôn rất thịnh vượng trong mấy trăm năm từ những năm Càn Long cho tời những năm 50 của thế kỷ XX. Mỗi khi đến ngày dâng hương cầu bái, một số lữ khách và thương nhân trong kinh thành đều tập trung ở bên ngoài cửa thành của Quảng An Môn từ sáng sớm, chờ đợi cửa thành được mở ra. Mọi người đều rất thành khẩn, vì thế ăn mặc cũng rất chú trọng điển nhã, những người này phần lớn đều mặc áo bông lụa là, bên ngoài mặc áo khoác ngoài hoặc áo ngoài cộc tay, đầu gối mũ nỉ mỏng, tỏ ra nghiêm trang và đúng đắn. Khi cửa thành mở ra, mọi người đều nối đuôi nhau ra tranh nhau thắp nén hương “mời tài” đầu tiên. Những người dâng hương mời tài vừa khấu đầu vừa khấn vái, mong cho năm mới phát đại tài, có tài vận, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước. Cảnh tưởng khi ấy khá hùng vĩ nên về sau mọi người có câu “Nam có chùa Kim Sơn, Bắc có miếu Thần tài”.
Vào miếu, chỉ thấy khói hương phảng phất trong điện, đèn nếu sáng rõ, không khí ngày tết an lành, mặc dù trong người huyên náo, nhưng lúc nào cũng nghe thấy tiếng chuông du dương. Kính thần xong, mọi người sẽ đi ngắm cảnh miếu, nếm thử những đồ ăn vặt phong vị của Bắc Kinh. Đương nhiên, quan trọng nhất là sau khi kính hương xong, lữ khách và các thương nhân còn phải mời một số hoa nhung đỏ, hoa cắt giấy vàng và nguyên bảo vàng kích thước khác nhau, trên đồ có viết những chữ “Phúc”, “Thọ” để mang về nhà, ý là mời “tài phúc thọ” về nhà.
Đại đa số khách hương đều đi xe đạp đến, khi quay về, phải kẹp một cái chong chóng lớn hoặc nhỏ ở đèn pha trước xe, chong chóng này có loại đơn nhất, cũng có loại gồm bốn đến mười mấy cái nối với nhau. Trên xe treo đầy cá trứng vàng bằng giấy đỏ và nguyên bảo vàng bạc xâu thành chuỗi. Đầu đội mũ nỉ, trong khe hở của dải dây ở mũ nỉ cắm đầy hoa nhung đỏ, lông chim không tước và chữ “Thọ”, “Phúc” vàng. Những thứ họ đeo mặc dù đủ kiểu, nhưng chỉ có một ngụ ý, đó chính là hy vọng năm mới thu hoạch được nhiều phiền phức và tài hơn. Trên đường, tiếng chong chóng vù vù và cá giấy bay phần phật theo gió dường như thật sự đang kể lể, họ đã lấy được của cải vô tận từ chỗ thần tài. Sau khi về nhà, treo cao chong chóng ở trên cây táo trong sân, tặng hoa nhung đỏ và hoa cắt giấy vàng cho người nhà, cắm lông khổng tước và nguyên bảo vàng bạc vào bình đặt trên bàn thờ, tiếng chong chóng đầy bên tai, tài hỉ khí thịnh vượng, khiến lòng người bỗng có cảm giác giàu có đầy đủ.
Thời đại đang thay đổi, bây giờ mọi người đã không còn phúc chứng kiến cảnh thịnh vượng của hội miếu thần tài Ngũ hiển nữa, bên ngoài Quan An Môn cũng không còn có những dòng người qua lại nhộn nhịp cũng thần tài nữa, nhưng cho dù thay đổi thế nào, có một thứ chung mãi mãi không đổi, đó chính là kỳ vọng của dân chúng về “ngày mai tốt đẹp hơn”.
Hương kì và hội miếu
Trong Phật giáo và Đạo giáo, hàng năm đều sẽ có một số hương kì và hội miếu. Cái gọi là hương kì, tức là thời kỳ đỉnh cao tập trung đốt hương, còn hội miếu là ngày có các hoạt động cúng tế, chúc mừng cố định.
Bất kể là hương kì hay hội miếu, chúng đều lấy miếu và thần linh chính thờ cúng trong miếu làm trung tâm để triển khai. Những thần linh này thông thường có thể thu hút các lữ khách và tín đồ gần đó thậm chí là cách xa ngàn dặm đến dâng hương. Đặc biết là vào dịp sinh nhật của một số thần tiên quan trọng, trong miếu sẽ vô cùng náo nhiệt, nội dung chính là thờ cúng tổ sư, thần tiên của cung quan này, hình thành nên hoạt động cúng tế và chúc mừng quy mô to lớn, những hội miếu này thường lấy miếu là trung tâm và cũng mở rộng các khu vực xung quanh miếu.
Vậy thì, những hội miếu này đều có tên gọi như thế nào? Điều này phải xem chủ đề của hội miếu, giả dụ để làm nổi bật nội dung dâng hương thì sẽ gọi là hội hương. Nếu để làm nổi bật mọi người báo đáp thần tài và biểu diễn văn nghệ dân gian quy mô lớn thì sẽ gọi là hội đua, hội diễn xuất. Đồng thời, do trong thời gian hội miếu, lưu lượng người khá lớn nên cũng mang đến cơ hội làm ăn nhộn nhịp như chỗ ở, ăn uống, cho thuê, kiệu ngựa, kéo theo kinh tế khu vực tăng trưởng. Vì thế kì hương, hội miếu cũng sẽ đem đến cơ hội tốt để giao lưu vật tư cho dân chúng nông thôn. Hoạt động hội miếu xây dựng nên tín ngưỡng và thờ cúng thần tiên là hoạt động có lợi cho cuộc sống con người.
Kì hương, hội miếu mang đặc điểm khu vực, ở các thành phố hoặc khu vực khác nhau sẽ thờ cúng thần tài hoặc thần tiên khác nhau. Ví dụ, huyện Phụng Hiền thành phố Thượng Hải trước đây có hơn 50 hội miếu, thần linh thờ cúng ngoài thần tài ra, còn có Quán Âm, Quan công, Lã Tổ, Thánh Hoàng, thần rắn, Hải long vương, Lưu Mãnh tướng, Thi Tương công, đại đa số đều là thần tiên của Đạo giáo hoặc thần linh từ tín ngưỡng dân gian quy nhập về hệ thống Đạo giáo. Còn cả hội miếu Bạch Vân Quán, Bắc Kinh, hội miếu Huyền Điệu Quán, Tô Châu, hội miếu thành mẫu hậu thổ tính Sơn Tây, hội miếu núi Dược Vương (quê hương của Dược Vương Tôn Tư Mạc) của huyện Diệu, thiểm Tây, hội miếu Thiên hậu Ma Tổ ở 2 bờ Hải Hiệp và hội miếu Quan Đế ở các vùng, rất nhiều trong số đó đều là những hội miếu có ảnh hưởng trong khu vực thậm chí là trong cả nước.
Leave a Reply