Phân tích đoạn văn đầu và đoạn văn cuối truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích hai đoạn văn xuôi (có cùng đối tượng miêu tả).
– Nội dung
Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu (thể hiện sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên).
GỢI Ý
Đoạn đầu và cuối truyện đều miêu tả về cây xà nu và rừng xà nu. Hình ảnh này vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa tượng trưng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Có thể triển khai thân bài như sau.
A. Với những tình tiết đặc sắc, tác giả đã miêu tả được hình ảnh rừng xà nu vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa tượng trưng
1. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nứa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ởchỗ vết thương, nhựa ứa ra (…) rồi dần dần bầm lại, đen và đãquyện lại thành từng cục máu lán là hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá bởi đạn đại bác của Mĩ. Đây cũng chính là một hiện thực khắc nghiệt trong cuộc chiến tranh. Giặc Mĩ điên cuồng bắn phá thiên nhiên và con người. Với Tnú, với dân làng Xô Man, với người Tây Nguyên, đó là món nợ phải trả bằng máu.
2. Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu cũng là sức sống bất diệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên: Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
– Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng… Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu mang ý nghĩa tượng trưng cho dân làng Xô Man luôn khao khát vươn tới cuộc sống tự do, cuộc sống độc lập.
– Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người (…) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng (…) thay thế những cây đã ngã. Sự vươn lên mạnh mẽ của cây xà nu cũng chính là sự tiếp nối của các thế hệ trong cuộc đấu tranh một mất một còn với giặc Mĩ của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên (tiêu biểu là Dít, Bé Heng…)
B. Hai đoạn văn tạo nên một kết cấu nhất quán trong tác phẩm. Mặc dù tác giả chỉxen vào trong truyện những đoạn miêu tả, nhưng cây xà nu – rừng xà nu là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm có ý nghĩa tượng trưng lớn.
1.Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man, có thể nói đó là một phần cuộc sống của họ. (Từ hình ảnh cụ Mết được miêu tả ngực căng như một cây xà nu lớn cho đến lũ trẻ mặt mũi lem luốc khói xà nu, đến ánh lửa từ mấy cây xà nu Tnú soi cho Dít gằn gạo, xà nu xông đen tấm bảng để Tnú và Mai học chữ, bọn giặc đốt cháy mười đầu ngón tay của Tnú cũng lại bằng nhựa cây xà nu. Vì vậy thiên nhiên ởđây như hòa vào cuộc sống con người:… rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng.
2. Đoạn văn cuối truyện – hình ảnh rừng cây xà nu bị đạn đại bác chặt ngã được miêu tả, được nhắc lại, kể cả hình ảnh:
Quanh đó vô sốnhững cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê. Hình ảnh này làm người đọc liên tưởng tới lời cụ Mết: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác,…”. Nỗi đau, niềm căm thù sôi sục đã đánh thức họ. Họ không còn con đường nào khác là phải đứng lên, nghe theo tiếng gọi của Đảng, để tự giải phóng mình. Hình ảnh những cây xà nu nhọn hoắt như những mũi tên cùng với dân làng Xô Man và giáo mác, chông của họ là lời tuyên chiến với kẻ thù, là lời thách thức sống chết với giặc.
3. Cùng với cách sắp xếp thời gian độc đáo trong truyện, việc xây dựng rất tài tình những phẩm chất điển hình ở những nhân vật điển hình, hai đoạn văn miêu tả rừng xà nu ở đoạn đầu và cuối tác phẩm đã tạo nên thành công của truyện ngắn này. Cũng thấy được nguyên nhân sâu xa bên trong: đó chính là sự gắn bó, tình cảm thương yêu của nhà văn dành cho đồng bào Tây Nguyên…
Leave a Reply