1) Năm sinh của nhà thơ Tố Hữu chính xác là năm nào sau đây:
a. 1915.
b. 1920.
c. 1922.
d. 1925.
2) Quê hương của Tố Hữu ở.
a. Hà Tĩnh.
b. Quảng Bình.
c. Thừa Thiên – Huế.
d. Nghệ An.
3) Thông tin nào sau đây về tiểu sử của Tố Hữu không chính xác.
a. Mất năm 2002.
b. Từ thuở nhỏ đã được cha dạy cho làm thơ theo lối cổ.
c. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
d. Từng là thành viên của trào lưu thơ ca lãng mạn 1939-1945.
e. Từng là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
4) Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau dây đúng trình tự thời gian sáng tác của các tập thơ dó.
a. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
b. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
c. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.
d. Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Máu và hoa.
5) Đánh giá: “Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng” là dành cho nhà thơ nào sau đây:
a. Hoàng Cầm.
b. Chế Lan Viên.
c. Tố Hữu.
d. Huy Cận.
6) Tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu được sáng tác trong thời gian nào sau đây.
a. 1936-1945.
b.1937-1945.
c. 1936-1946.
d. 1937-1946.
7) “Máu lửa”, Xiềng xích”, “Giải phóng” là:
a. Tên của ba bài thơ của Tố Hữu.
b. Tên của ba tập thơ của Tố Hữu.
c. Tên của ba phần trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
8) Cảm xúc nổi bật nhất của tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là.
a. Ca ngợi hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. Tiếng thét căm thù tội ác thực dân, đế quốc.
c. Tiếng hát say mê lí tưởng cách mạng, sự xả thân vì lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu.
d. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
9) Bước chuyến biến rõ rệt nhất trong sáng tác của Tố Hữu từ tập thơ “Việt Bắc” trở đi so với “Từ ấy” là.
a. Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc hơn.
b. Thể hiện tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc.
c. Từ cái tôi trữ tình ở tập “Từ ấy” đến “Việt Bắc” thơ Tố Hữu đã hướng về hình tượng quần chúng cách mạng.
d.Vận dụng thể thơ truyền thống vào sáng tác.
10) Nội dung chính của tập thơ “Việt Bắc” là.
a. Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư quần chúng nhân dân kháng chiến.
c. Kết tinh những hình ảnh lớn của con người Việt Nam trong khángchiến mà bao trùm là lòng yêu nước.
d. Tất cả các nội dung trên.
e. Dữ kiện a, c.
11) Tập thơ của Tố Hữu được đánh giá là “khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc kháng chiến”.
a. Từ ấy.
b. Việt Bắc.
c. Ra trận.
d. Máu và hoa.
e. Dữ kiện c, d.
12) Bài thơ “Theo chân Bác” của Tố Hữu in tập thơ:
a. Việt Bắc.
b.Ra trận.
c.Máu và hoa.
13) Nét nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
a. Trữ tình chính trị.
b. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
c. Tính triết lí, suy tưởng.
d. Giọng tâm tình ngọt ngào.
e. Giàu tính dân tộc.
14) Tố Hữu được đánh giá là nhà thơ của.
a. Lẽ sống lớn.
b. Tình cảm lớn.
c. Niềm vui lớn.
d. Cả ba điểm trên.
15) Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu càng về sau đã trở thành.
a. Cái tôi cá nhân.
b. Cái tôi chiến sĩ.
c. Cái tôi công dân.
d. Cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, cách mạng.
16) Nổi bật trong thơ Tố Hữu là.
a. Vấn đề số phận cá nhân.
b.Vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng.
c. Cả hai vấn đề trên.
17) Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là:
a. Bi.
b. Hùng
c. Bi hùng
d. Lãng mạn
18) Yếu tố nào sau dây góp phần tạo nên giọng tâm tình ngọt ngào trong thơ Tố Hữu:
a. Quê hương xứ Huế nổi tiếng với những điệu ca hò.
b. Con người xứ Huế (trong đó có tác giả) với tâm hồn, giọng nói ngọt ngào, đằm thắm.
c. Quan hệ giữa nhà thơ và đối tượng “Có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình” (Lời của Tố Hữu).
d. Cả ba yếu tố trên.
e. Dữ kiện a, b.
19) Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được thể hiện ở điểm nào sau dây xét về mặt hình thức:
a. Sử dụng thành công các thể thơ dân tộc.
b. Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của nhân dân.
c. Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
d. Cả ba điểm trên.
20) Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu được sáng tác trong thời điểm nào sau đây
a. Năm 1984, những ngày kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc.
b. Ngày 7-5-1954 trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.
c. Tháng 7-1954 sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc được giải phóng.
d. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng, tháng 10-1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
21) Đánh giá “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chông thực dân Pháp là:
a. Đề cao quá mức độ.
b. Xác đáng.
22) Bài thơ “Việt Bắc” được sáng tác theo thể loại
a. Thơ tự do.
b. Thơ song thất lục bát.
c. Thơ lục bát.
23) Cảm xúc tiêu biểu nhất của bài thơ “Việt Bắc” là:
a. Ca ngợi con người và cảnh sắc Việt Bắc.
b. Ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
c. Tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.
d. Khúc hát ân tình thủy chung của con người kháng chiến với quê hương đất nước, với nhân dân, với kháng chiến.
24) Bài thơ có tiêu đề là “Việt Bắc”. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng, đây là nơi:
a. Có hang Pắc Bó, nơi Bác Hồ “dịch sử Đảng”.
b. Nơi diễn ra Hội nghị trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập Việt -Minh.
c. Nơi có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, ở đó Quốc dân đại hội họp ngày 19-8-1945 bầu ra ủy ban dân tộc giải phóng.
d. Đó là thủ đô của đất nước trong những ngày kháng chiến.
e. Tất cả các thông tin trên đều gắn liền với Việt Bắc.
25) Bài thơ “Việt Bắc” thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:
a. Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó.
b. Cuộc chia tay giữa hai người yêu nhau (Tình yêu đôi lứa).
c. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc (nghĩa tình cách mạng, kháng chiến).
d. Thực chất không có cuộc chia tay nào mà chỉ là hư cấu của Tố Hữu.
26) Bài thơ “Việt Bắc” đậm màu sắc dân gian bởi nhiều yếu tố từ nội dung và nghệ thuật. Theo em, yếu tố nào sau đây khiến người đọc khi tiếp xúc với bài “Việt Bắc” đã như được đưa ngay về với thế giới của ca dao dân ca xưa:
a. Thể thơ lục bát (ca dao hay dùng).
b. Lối đối đáp cùng với cặp đại từ “Mình – ta” làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.
c. Hình ảnh thiên nhiên và con người đậm màu sắc dân tộc.
d. Dùng nhiều cách nói tu từ.
27) Mở đầu bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Em hiểu như thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được dùng trong câu thơ trên:
a. Thời gian tượng trưng, không phải thời gian xác định (giống như con số 7, số 3 trong ca dao không phải chỉ số lượng cụ thể).
b. Thời gian tính từ thời kháng Nhật (1940) đến khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954).
c. “Truyện Kiều” có câu “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình” Nguyễn Du nói về thời gian Thúy Kiều và Kim Trọng xa cách. Tố Hữu tiếp nhận cách dùng thời gian này là để chỉ sự gắn bó dài lâu.
28) Lời của Việt Bắc ở đoạn đầu bài thơ có ý nghĩa:
a. Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.
b. Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống.
c. Dùng hàng loạt câu hỏi để gợi những kỉ niệm, trong lòng người về và gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình.
d. Khuyên người về đừng quên cảnh và người Việt Bắc.
29) Nói về tấm lòng dậm đà nghĩa tình son sắt của người dân Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Mình đi có những những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
Thủ pháp đối được phát huy ở câu thơ thứ hai đó là:
a. Đối nhịp thơ.
b. Đối từ.
c. Đối hình ảnh.
d. Cả ba kiểu đối trên.
e. Điểm a, b.
30) Cách dùng từ của Tố Hữu trong bài thơ “Việt Bắc” rất sáng tạo. Hai câu thơ:
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, máiđình, cây đa?
Đại từ “mình” trong 3 lần dùng trên có hai cách hiểu:
a. “Mình” 1 + 2 = ngôi thứ hai;
“Mình” 3 = ngôi thứ ba.
b: “Mình” 1 + 2 + 3 = ngôi thứ hai.
Theo em cách dùng nào đạt được ý nghĩa sâu xa này: Anh đi nhưng đừng quên chính anh trong những kỉ niệm kháng chiến, đừng để mất đi bản chất cách mạng tốt đẹp đã từng có trong anh. Không quên chính anh cũng có nghĩa là không quên Việt Bắc.
31) Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu thay lời người kháng chiến khẳng định tình cảm đối với Việt Bắc bằng câu thơ:
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
Cách nói ví von quen thuộc này thường gặp trong ca dao. Cách nói này có ý nghĩa:
a. Chỉ tình cảm thắm thiết.
b. Tình cảm nhiều như nước trong nguồn.
c. Tình cảm nhiều và không bao giờ nguôi cạn.
32) Âm thanh đặc trưng của cảnh Việt Bắc dể lại ấn tượng trong nỗi nhớ người kháng chiến là:
a. Tiếng mõ rừng chiều.
b. Chày đêm nện cối.
c. Ve kêu.
d. Tất cả những âm thanh trên. .
33) Hình ảnh nào sau đây có trong bài thơ “Việt Bắc” không thể hiện nét riêng của con người Việt Bắc:
a. Người mẹ địu con lên rẫy.
b. Cô gái hái măng giữa rừng.
c. Dân công đỏ đuốc từng đoàn.
d. Con người với chiếc dao gài ở thắt lưng khi đi rừng, đi rẫy.
34) Thiên nhiên Việt Bắc tươi thắm, rực rỡ một phần là nhờ sắc màu của bốn mùa. Màu sắc nào sau đây không phải là màu hoa ở núi rừng Việt Bắc (trong đoạn thơ 10 câu đặc tả cảnh và người Việt Bắc).
a. Đỏ tươi.
b. Trắng.
c. Vàng.
d. Tất cả các màu sắc trên đều là màu hoa.
35) Nét dẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài “Việt Bắc” là:
a. Cần cù chịu khó trong lao động.
b. Căm thù giặc.
c. Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
d. Nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
36) Trong bài thơ “Việt Bắc”, TốHữu đã dựng lại không khí những ngày kháng chiến bằng đoạn thơ:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Đánh giá nào sau đây về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ là chưa phù hợp:
a. Biện pháp cường điệu có tác dụng làm nổi bật khí thế mạnh mẽ, sôi nổi, hào hùng của cuộc kháng chiến.
b. Giọng thơ trữ tình phù hợp với chủ đề bài thơ.
c. Vừa thể hiện tính sử thi hào hùng vừa bộc lộ cảm xúc lãng mạn.
d. Ca ngợi sức mạnh của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
37) Thơ trữ tình chính trị là nét tiêu biểu trong phong cách thơ Tố Hữu. Bài thơ “Việt Bắc” thể hiện nét phong cách này ở điểm nào sau đây:
a. Tình cảm trong bài thơ là niềm say mê lí tưởng thiết tha, sôi nổi.
b. Bài thơ thể hiện niềm vui lớn đó là niềm vui chiến thắng của nhân dân trong cuộc kháng chiến.
c. Bài thơ là khúc hát ân tình đối với nhân dân, đất nước, với cách mạng, kháng chiến được thể hiện bằng những rung dộng của trái tim như trong tình yêu đôi lứa.
38) Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tínhdân tộc về mặt nội dung ở bài thơ “Việt Bắc” của TỐ Hữu.
a. Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.
b. Thể hiện được phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc.
c. Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.
d. Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
39) Tính dân tộc về mặt hình thức của bài thơ “Việt Bắc” được biểu hiện ở điểm nào sau đây:
a. Vận dụng thành công khả năng diễn tả của thể thơ lục bát truyền thống. .
b. Câu thơ lúc thì dung dị, dân dã gần với ca dao, lúc cân xứng, nhịp nhàng, trau chuốt đến độ cổ điển.
c. Lối nói giàu hình ảnh, cách chuyển truyền thống.
d. Tất cả các biểu hiện trên.
ĐÁP ÁN
1- b 2. c 3. d 4. c
5. c 6. d 7. c 8. c
9. b 10. d 11. e 12. b
13. d 14. d 15. d 16. b
17. d 18. d 19. d
20. d 21. b 22. c 23. d
24.e 25. d 26. b 27. b
28.c 29. d 30. b 31 c
32. d 33. c 34. c 35. d
36. b 37. c 38. b 39. d
Leave a Reply