Tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua truyện “Vợ nhặt”.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Kim Lân là cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại về phong tục và đời sống làng quê. Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, Kim Lân chỉ viết một thể loại truyện ngắn, về một đề tài làng quê và viết không nhiều. Nhưng phải ghi nhận những đóng góp lớn lao của ông cho thể loại truyện ngắn và đề tài làng quê. Ta tìm thấy trong các tác phẩm của Kim Lân sự hiểu biết sâu sắc về cảnh ngộ và nỗi lòng của người nông dân cực nhọc, lam lũ nhưng trong sáng, thông minh, tài hoa và đáng yêu.
– Truyện ngắn Vợ nhặt thực ra là một phần trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946) của Kim Lân. Cuốn tiểu thuyết này Kim Lân mới viết được bảy chương thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bản thảo bị mất. Khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào những gì còn nhổ được, viết thành truyện ngắn Vợ nhặt. Vợ nhặt hấp dẫn người đọc vì chất nhân ái, tình thương của con người với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
II. THÂN BÀI
Tràng là một người dân ngụ cư nghèo, quê kệch sống bằng nghề kéo xe bò thuê. Chỉ nhờ bốn bát bánh đúc, anh đã “nhặt” được vợ giữa những ngày đói, người chết đầy đường. Tràng đưa vợ về nhà ra mắt mẹ. Bà cụ Tứ tuy ban đầu ai oán xót xa nhưng rồi cũng mừng lòng chấp nhận nàng dâu. Sáng hôm sau, cả nhà cùng ăn bữa cháo rau giữa tiếng hờ khóc từ nhà có người chết và tiếng trống thúc thuế dồn dập. Tuy vậy, họ vẫn hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, hướng đến cuộc đời mới. Kết thúc truyện, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đi phá kho thóc dưới lá cờ đỏ bay phấp phới…
A. TÌNH CẢM ĐẸP ĐẼ, HỒN NHIÊN, NHÂN HẬU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Cái đói chết người là một tai họa khủng khiếp đã xô đẩy những con người khốn khổ đến với nhau. Nhưng họ đã cưu mang nhau, cư xử với nhau bằng tấm lòng vị tha cao cả và tình người ấm áp (thái độ nghiêm túc, tình nghĩa của Tràng với người đàn bà theo không mình; sự cảm thông vỗ về an ủi của bà cụ Tứ với cô con dâu mới; người con dâu với mẹ chồng thì u u, con con tình nghĩa…).
2. Ngay trong hoàn cảnh khôn cùng nhất, những người lao động cũng không mất đi truyền thống lễ nghĩa trong cư xử (việc Tràng mời mẹ ngồi lên giường để thưa chuyện vợ con; việc bà cụ Tứ phàn nàn nhà nghèo không có dăm ba mâm gọi là lễ cưới để mời họ hàng làng xóm…);
B. NIỀM LẠC QUAN YÊU ĐỜI VÀ KHÁT KHAO HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Giữa cái đói, cái chết đang bám riết lấy con người chẳng chịu buông tha, Tràng lấy vợ. Tưởng rằng họ chỉ dìu nhau đến chỗ chết. Vậy mà họ không chết, trụ lại được và còn có thể vượt lên, chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai. Thật là một sức sống không ngờ.
2. Niềm lạc quan yêu đời luôn tiềm ẩn trong những con người lao động bình dị. Trong bất kì hoàn cảnh nào, dù kề bên cái chết, những người lao động vẫn khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai (thấy Tràng đi về cùng người đàn bà lạ, cả xóm ngụ cư đang héo hắt bỗng dưng sống dậy; bản thân Tràng cũng phán phở khác thường; câu chuyện của ba mẹ con trong những ngày đói chết ấy mà toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau…).
C. NHÀ VĂN ĐỨNG VỀPHÍA NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG, BÊNH VỰc, BẢO VỆ, HỨA HẸN MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP CHO HỌ
1. Thương yêu con người, Kim Lân không chỉ tốcáo tội ác của kẻ thù chà đạp lên quyền sống của con người mà còn đứng ra bênh vực, bảo vệ nhân phẩm cho họ. Qua sự thay đổi rõ rệt về tính cách của các nhân vật, nhất là người con dâu, Kim Lân đã chứng tỏ rằng chính cái đói chết người kia mới là nguyên nhân sinh ra cái trơ trẽn, liều lĩnh của người đàn bà. Ông đã minh oan, trả lại bản chất tốt đẹp, bản chất đầy nữ tính của người đàn bà.
2. Kim Lân cũng tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng trong cuộc đời những người lao động. Truyện mở đầu bằng buổi tối chạng vạng, kết thúc bằng buổi sáng của một ngày mới có gợi lại hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ đỏ phấp phới… Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng vào tương lai của những người lao động nghèo khổ.
III. KẾT BÀI
– Tinh thần nhân đạo của Kim Lân là điểm tựa vững vàng cho tình huống truyện độc đáo nhưng cũng đầy bấp bênh của Vợ nhặt. Mỗi trang của Vợ nhặt cho thấy cách nhìn đời, nhìn người đầy ấm áp, nhân hậu, niềm tin của tác giả đối với những khát vọng chân chính của con người.
– Tất cả những điều đó cùng với một nghệ thuật già dặn đặc sắc trong xác định tình huống truyện, trong miêu tả tâm lí, trong sử dụng từ ngữ linh hoạt, đã giúp cho Vợ nhặt trở thành một thành tựu đáng kể của nền văn học cách mạng.
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm).
– Nội dung
• Giá trị hiện thực.
• Giá trị nhân đạo (của Vợ nhặt).
GỢI Ý
Với nội dung cần phân tích nêu trên, thân bài gồm hai đoạn chính sau đây:
A. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
1.Nạn đói khủng khiếp năm 1945 được tái hiện cụ thể
– Cảnh đói: Cái đói đã làm cho xóm ngụ cư vốn nghèo khổ giờ đây càng xơ xác, thê lương. Cái đói đã làm cho bọn trẻ con cứ ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích. Cái đói càng lan rộng hoành hành, khiến nhiều người xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Cảnh tang tóc bao trùm lên xóm ngụ cư: người chết như ngả rạ, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
– Con người trong cảnh đói: Giữa bối cảnh đó, một cô gái rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, mặt lưỡi cày, chỉ qua mấy câu đùa cợt, đã sẵn sàng sà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc, rồi sẵn sàng theo một người đàn ông xa lạ, hòng thoát khỏi cảnh chết đói. Anh chàng ngụ cư nghèo khổ thì “nhặt” được vợ – đặc biệt là bữa cơm ngày đói – đã phản ánh sốphận thê thảm của con người.
2. Sự đau khổ, căm hờn và phản kháng của nhân dân
– Hình ảnh thê lương của nạn đói 1945 đã tốcáo tội ác tày trời của bọn phát xít Nhật. Chúng đã đẩy nhân dân ta vào vòng cùng khổ, chết chóc.
– Tâm trạng của quần chúng trước cơn bão tốcủa lịch sử được bộc lộ. Bà cụ Tứ đã than thở với con dâu: “Đằng thì nó bắt giồng day, đằng thì nóbắt đóng thuế”.
– Trong đoạn cuối truyện, khi người con dâu nghe tiếng trống thúc thuế thì bảo: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”.
A. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
1. Tính nhân bản của truyện
Bản thân bức tranh hiện thực trên đã có giá trị nhân đạo. Con người luôn khao khát sống, khao khát tình thương yêu, hạnh phúc và trong bất kì tình huống nào cũng tin vào cuộc sống, hi vọng vào tương lai. Tính nhân bản này được thể hiện qua diễn biến tâm lí và tình cảm của các nhân vật trong truyện.
2. Tình cảm thương yêu, tấm lòng cưumang đùm bọc và niềm tin ở tương lai của những người khốn khổ
– Người con dâu: từ chỗ bất chấp sĩ diện, ăn nói chỏng lỏn…, dần dần trở thành con người đúng mực với chồng và mẹ chồng…
– Tràng “nhặt” được vợ từ chỗ liều, dần dần anh có những suy nghĩ nghiêm túc đầy trách nhiệm. Đây là sự biến đổi tâm lí một anh chàng thô vụng, chuyên làm trò cười cho trẻcon đến chỗ trở thành một con người thực sự nên người…
– Đặc biệt là diễn biến tâm trạng của một người mẹ nghèo rất bao dung và giàu đức hi sinh: “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá” và biểu hiện sự “mừng lòng”, nói toàn chuyện vui trong “bữa cơm” ngày đói. Ngay cả niềm tin mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa của bà cũng khiến người đọc phải cảm động. Đó là niềm tin vào triết lí dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “sông có khúc người có lúc”.
Tràng thì nghĩ đến xe thóc của Liên đoàn, trong óc… vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Tác giả đã khắc họa trạng thái tâm lí cá nhân bị dồn ép vào sự thay đổi số phận của dân tộc.
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích một đặc điểm nghệ thuật trong một tác phẩm tự sự.
– Nội dung
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện (trong Vợ nhặt của Kim Lân).
GỢI Ý
Có thể triển khai thân bài như sau:
A. VÀO TRUYỆN
1. Vợ nhặt là câu chuyện xảy ra ở thời điểm nạn đói năm Ất Dậu (1945) đang hoành hành.
2. Bức tranh thảm đạm về nạn đói ấy được tái hiện cụ thể. Xóm ngụ cư thì ngổn ngang kẻ sống dở, người chết, tiếng khóc, tiếng quạ kêu gào lên từng hồi thè thiết, mùi gây của xác người, càng tô đậm thêmcảm giác tang tóc, thê lương.
Giữa lúc đó, Tràng lấy vợ, tạo nên những tình huống thật bất ngờ.
B. TÌNH HUỐNG TRUYỆN
1. Việc Tràng lấy vợ thực sự gây ngạc nhiên cho mọi người trong xóm ngụ cư. Họ ngạc nhiên vì anh chàng xấu trai, ế vợ như Tràng mà cũng lấy được vợ. Họ lại ái ngại cho anh và phàn nàn rằng: “Giời đất này còn rước cái của nạ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
2. Còn bà cụ Tứ mẹ Tràng càng bất ngờ hơn. Mãi đến khi hiểu chuyện, bà cụ lại lo lắng: “… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát, này không”.
3. Đối với Tràng, tình huống này tạo lên cảnh bi hài
– Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh không bình thường. Chỉ mấy câu nói đùa mà người đàn bà trở thành vợ thật. Tràng xấu lại có người theo về, lấy tiền đâu cưới vợ… Nhưng đó là một nghịch cảnh có thật chẳng biết đáng mừng hay đáng lo, đáng vui hay đáng buồn, đáng cười hay đáng khóc…
Việc Tràng lấy vợ còn cho thấy sự thật và nghịch lí:
– Do đói khát, cùng quẫn, người đàn bà kia mới lấy Tràng, cái trớ trêu trở thành cơ may để Tràng lấy được vợ một cách đáng thương.
– Dù cho tình huống nào, con người cũng tin ở tương lai. Niềm khao khát cuộc sống gia đình khiến Tràng vượt qua hoạn nạn để lấy vợ, bản năng tự nhiên giúp con người nghĩ đến sự sống dù cái chết gần kề. Đây cũng là ý nghĩa nhân bản và tình cảm nhân đạo của tác phẩm.
– Hơn nữa, lần đầu Tràng biết người đàn bà -sau này là vợ mình – nơi đầu dường, lần hai nơi góc chợ. Rồi tự Tràng “hỏi vợ”, “cưới vợ”, “rước dâu” âm thầm, sau khi cho ănmấy bát bánh đúc ở chợ. Cô dâu áo quần tả tơi, cái nón cũ nát cúi đầu theo Tràng về làm dâu trong sự ngạc nhiên của mọi người. Một đám cưới lạ lùngvà đầy xót xa! Diễn biến tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm cho thấy sự vận động của hình tượng từ ngạc nhiên đến sự thật, từ xa lạ đến gần gũi, từ lo sợ đến hòa hợp, từ buồn tủi đến tươi vui, từ bóng tối đến ánh sáng… Tình yêu thương làm thay đổi con người và không gian tỏa sáng.
C. NHẬN XÉT NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRUYỆN
– Xây dựng các kiểu tình huống như trên, Kim Lân đã đạt được cùng lúc nhiều hiệu quả nghệ thuật.
– Tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy xã hội và con người vào bước đường cùng, dẫn đến nạn đói và cái chết khủng khiếp nhất.
– Dù trong bất kì tình huống và hoàn cảnh nào, con người vẫn không từ bỏ niềm tin vào cuộc sống, và khát vọng sống hạnh phúc.
Leave a Reply