Một người sinh ra có 4 yếu tố “thiên định” bất biến và duy nhất là Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Bốn yếu tố cố định này không phải ai cũng có những yếu tố tương hợp tương sinh về âm dương ngũ hành để rồi có một cuộc đời tốt đẹp, hoặc chỉ tốt đẹp ở một giai đoạn nào đó còn sau đó thì không. Nhưng nhân loại từ xa xưa tới nay ai cũng kỳ vọng cuộc đời của bản thân mình “hạnh phúc, an khang, thịnh vượng” đến “đầu bạc răng long”! Hoặc nếu ai đó qua năm tháng ngày giờ sinh dự lượng thấy trong cuộc đời bản thân có nhiều điều xấu không như ý, ở họ lại nảy ra ý nguyện nếu cái xấu xảy ra có to tát thì cũng “hạ xuống vừa vừa”, rồi từ đó mà “xấu cũng không sao”! Điều ước vọng này Tử Bình hay tứ trụ nói có thể thực hiện được qua dụng thần. Vậy dụng thần là cơ chế điều chỉnh số phận của một người qua sự cân bằng âm dương. Ví dụ người có can ngày sinh là Canh Kim, sinh vào tháng mùa đông khuyết hỏa ấm thì số phận của họ như Kim hàn Thuỷ lạnh, báo trước một điều dễ bị tàn tật trong đời. Như vậy đối với người này cần tìm ra “dụng thần” để điều chỉnh sao cho cuộc sống tốt đẹp lên cho dù “Kim hàn Thuỷ lạnh”. Các nhà mệnh lý xưa cho rằng, trong trường hợp này người nói trên cần đến phương Nam vốn hành Hoả vượng thì sống bình thường, tránh được cái “Kim hàn Thuỷ lạnh” mà số phận cuộc đời vốn có. Còn có những cách giải khác cho người này sống tốt lên, như đồ dùng hàng ngày nên thiên theo hành hoả, như màu đỏ, dùng các con số chỉ tính Hoả như số 2, số 7 (như trong tủ có 2 hay 7 mắc áo…).
Như vậy, dụng thần là phương tiện để điều chỉnh theo hướng trung hoà giữa các yếu tố hung và cát thể hiện qua bát tự ngày tháng năm sinh của một người. Dụng thần có khả năng hạn chế cái mạnh, hỗ trợ cái yếu theo thuộc tính ngũ hành qua các yếu tố thời gian sinh của một người.
Theo các nhà mệnh lý, việc xác định được dụng thần trong tứ trụ thời gian sinh của một người là việc làm khó, đòi hỏi tính phân tích logic cao đối với người làm dự báo. Mặt khác, có người biết được “dụng thần” của mình, nhưng không có bản lĩnh hoặc cách để thực hiện trong cuộc sống. Ví như trong hệ dự báo Tử Vi có định đề: “ Mệnh vô chính diệu phi bần tất yểu”, nghĩa là, người mệnh vô chính diệu phải nghèo, cuộc sống có khó khăn, nhưng sống lâu, nếu làm ăn phát đạt, thăng tiến trong cuộc đòi mà giàu có lên thì không thọ. Trên thực tế, cái giàu mà người ta với tới được, rất hấp dẫn và đưa con người (như có mệnh vô chính diệu) đến cái đỉnh cao của giàu sang và danh vọng. Họ còn thời gian đâu để luyện chí luyện ý chấp nhận cái nghèo để sống lâu.
Cách xác định dụng thần, được các nhà mệnh lý hướng dẫn là qua các cách cục như trình bày trên đây. Sau đây là những quan niệm khái quát về cách xác định dụng thần qua cách cục.
I. Cách chọn dụng thần qua cách cục phổ thông
1. Dụng thần trong cách Chính tài
Trong cách này có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất: khi Nhật chủ vượng:
Nếu thời gian sinh của một người khi xác định cách cục là cách Chính tài ta thấy: Nhật chủ vượng, nhiều Tỷ kiên, Kiếp Tài; Quan Sát (Thương và Chính quan, Thất sát) có thể chế ngự Tỷ, Kiếp đoạt tài nên lấy Quan, Sát làm dụng thần. Trong tứ trụ kiểu này, Thực thương có thể lấn át khí của Tỷ, Kiếp: trong trường hợp này nếu không có Quan Sát có thể lấy Thực thần, Thương quan làm dụng thần. Hoặc nếu trong cách này, có nhiều ấn (Thiên ấn, Chính ấn), Tài sẽ khắc Ấn, nên nên lấy Tài làm dụng thần. Thực Thương có thể làm hao tổn khí của ấn nên có thể lấy Thực thần, Thương quan làm dụng thần. Nếu trong cách cục Thực, Thương nhiều thì Thực, Thương có thể dùng để sinh Tài, nên có thể lấy Tài làm dụng thần.
Thứ hai: khi Nhật chủ yếu:
Khi Tài nhiều thì lấy Tỷ kiếp làm dụng thần. Nếu trong cách Chính tài này có nhiều Thực, Thương, ấn có thể chế ngự Thực, Thương nên có thể lấy Ấn làm dụng thần.
Trong trường hợp thấy Tỷ, Kiếp có thể làm hao khí của Thực, Thương mà không có ấn thì có thể lấy Tỷ, Kiếp làm dụng thần. Hoặc nếu trong tứ trụ có nhiều Quan, Sát thì có thể lấy Tỷ, Kiếp làm dụng thần, ấn có thể làm hao tổn khí của Quan, Sát và sinh thần, nên khi không có Tỷ, Kiếp thì có thể lấy Ấn làm dụng thần.
2. Dụng thần trong cách Chính quan
Trong cách cục này có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất: khi Nhật chủ vượng:
Khi Nhật chủ vượng: nếu có nhiều Tỷ, Kiếp, Quan, Sát chế ngự được Tỷ, Kiếp thì lấy Quan, Sát làm dụng thần. Nếu Thực thần, Thương quan có thể làm xì hơi của Tỷ, Kiếp mà lại không có Quan, Sát thì có thể lấy Thực thần, Thương quan làm dụng thần.
Nếu trong cách cục lại có Ấn nhiều, Tài khắc Ấn thì có thể lấy Tài tinh làm dụng thần. Khi Quan, Sát có thể làm xì hơi của Ấn thụ mà lại không có Tài thì lấy Quan, Sát làm dụng thần. Nếu trong cục Thương quan và Thực thần nhiều, Ấn chế ngự được Thương, Thực thì lấy Ân thụ làm dụng thần. Thương, Thực sinh tài nhưng làm tổn hao thân, mà không có Ấn thụ thì lấy Tài tinh làm dụng thần.
Thứ hai: khi Nhật chủ yếu nhược:
Trong cách này có Tài nhiều thì Tỷ, Kiếp có thể hỗ trợ nhiều cho Tài nên lấy Tỷ, Kiếp làm dụng thần.
Ấn thụ có thể làm hao tổn khí của Tài, khi mà không có Tỷ, Kiếp thì có thể lấy Ấn thụ làm dụng thần.
Nếu trong cách cục Quan, Sát nhiều, Thực Thương có thể chế ngự, nhưng theo các nhà mệnh lý thì theo cách Chính quan này không được lấy Thực, Thương làm dụng thần. Ấn thụ có thể làm xì hơi Quan, Sát, nên lấy Ấn thụ làm dụng thần.
Tỷ, Kiếp có thể giúp đỡ thần, trong trường hợp không có Ấn thụ, có thể lấy Tỷ, Kiếp làm dụng thần. Người mà trong cách cục Thương nhiều, ấn có thể chế ngự Thực, Thương thì nên lấy Ấn thụ làm dụng thần.
3. Dụng thần trong cách Chính ấn
Trong cách cục này có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất: khi Nhật chủ vượng:
Tỷ, Kiếp nhiều, Quan, Sát có thể chế ngự Tỷ, Kiếp nên có thể lấy Quan, Sát làm dụng thần.
Thực, Thương có thể làm xì hơi của Tỷ, Kiếp mà khi không có Quan, Sát, có thể lấy Thực thần, Thương quan làm dụng thần.
Nếu trong cách cục tài tinh nhiều, quan sát có thê làm xì hơi Tài tinh nên có thể lấy Quan Sát làm dụng thần.
Nếu ấn thụ nhiều, Tài có thể khắc ấn thì nên lấy Tài tinh làm dụng thần.
Tài thần có thể làm hao tổn khi của ấn thụ, trong trường hợp không có Tài tinh thì có thể lấy Thực thần, Thương, Quan làm dụng thần.
Thứ hai: khi Nhật chủ nhược:
Khi mà Thực thần, Thương quan nhiều, ấn thụ có thể chế ngự Thực, Thương, nên có thể lấy Ấn thụ làm dụng thần.
Tỷ, Kiếp có thể làm xẹp khí của Thực, Thương, nên trong trường hợp không có Ấn thụ có thể lấy Tỷ, Kiếp làm dụng thần.
Nếu trong cách cục Quan Sát nhiều, ấn làm xẹp hơi của Quan Sát, nên có thể lấy ấn thụ làm dụng thần.
Tỷ Kiếp có thể giúp thân, có thể làm hao tổn khí của Quan Sát, khi mà không có ấn thụ thì có thể lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần.
Trong cách cục nếu Tài nhiều, Tỷ, Kiếp có thể bảo vệ Tài, nên lấy Tỷ, Kiếp làm dụng thần.
Ấn thụ có thể làm tổn hao nguyên khí của Tài, khi mà lại không có Tỷ, Kiếp thì có thể lấy Ân thụ làm dụng thần.
4. Dụng thần trong cách Thương quan
Trong cách này có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất:
Nhật chủ vượng. Khi Tỷ Kiếp nhiều, Quan Sát có thể chế ngự Tỷ, Kiếp thì lấy Quan Sát làm dụng thần. Nếu trong cách cục ấn nhiều, Tài khắc ấn thì lấy Tài làm dụng thần. Nếu có Quan Sát làm xẹp nguyên khí cửa ấn thụ, khi mà không có Tài thì có thể lấy Quan Sát làm dụng thần.
Thứ hai: khi Nhật chủ nhược:
Như khi Thực thần, Thương quan nhiều, ấn thụ vừa sinh thân vừa chế ngự được Thực Thương, nên lấy ấn thụ làm dụng thần. Nếu Tỷ, Kiếp làm xẹp hơi của Thực, Thương, nên trong trường hợp này không có ấn thì có thể lấy Tỷ, Kiếp giúp thân làm dụng thần. Nếu trong cách cục Tài nhiều, Tỷ Kiếp có thể hỗ Tài, nên lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần.
Ấn thụ có thể làm hao khí của Tài, khi không có Tỷ Kiếp, có thể lấy ấn thụ làm dụng thần.
Nếu trong cách cục Quan Sát nhiều, ấn thụ có thể làm xì hơi Quan, Sát, nên có thể lấy ấn làm dụng thần.
Chú ý: dụng thần của các cách: Thiên tài, Thiên quan, Thực thần đều lấy theo nguyên lý trình bày như trên.
5. Dụng thần trong cách Thất sát
Trong cách này có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất:Nhật chủ vượng. Khi trong tứ trụ Tỷ, Kiếp nhiều thì chọn Quan, Sát làm dụng thần. Nếu không có Quan Sát thì chọn Tài.
Cũng khi Nhật chủ vượng, Ấn nhiều thì chọn Tài làm dụng thần. Nếu không có Tài thì chọn Quan, Sát hoặc Thực, Thương làm dụng thần.
Khi Quan Sát nhiều thì chọn Thực, Thương làm dụng thần.
Thứ hai: khi Nhật chủ nhược:
Tài nhiều thì chọn Tỷ, Kiếp làm dụng thần. Nếu không có Tỷ, Kiếp thì chọn ấn làm dụng thần.
Quan, Sát nhiều thì chọn ấn làm dụng thần. Không có ấn thì chọn Tỷ, Kiếp.
Thực, Thương nhiều thì chọn ấn làm dụng thần. Khi không có ấn thì cũng chọn Tỷ, Kiếp.
6. Dụng thần trong cách Thực thần
Trong cách này có hai trường hợp xảy ra
Thứ nhất: khi Nhật chủ vượng:
Khi Tỷ Kiếp nhiều thì chọn Quan Sát làm dụng thần. Nếu khi không có Quan, Sát thì chọn Thực, Thương làm dụng thần.
Khi mà ấn nhiều thì chọn Tài làm dụng thần. Nếu không có Tài thì chọn Quan, Sát hoặc Thực, Thương làm dụng thần.
Tài nhiều thì chọn Quan, Sát làm dụng thần, khi không có Quan, Sát thì chọn Thực, Thương.
Tài nhiều thì chọn ấn làm dụng thần. Khi không có Tài thì chọn Tỷ, Kiếp.
Thứ hai: Nhật chủ nhược:
Khi mà Tài tinh nhiều thì chọn ấn làm dụng thần. Không có ấn tinh thì chọn Tỷ, Kiếp.
Thực Thương nhiều thì chọn ấn làm dụng thần. Không có ấn thì chọn Tỷ, Kiếp
7. Dụng thần trong cách Kiến lộc
Trong cách này có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất: Nhật chủ vượng:
Nếu Nhật chủ vượng thì Tài, Quan có lực làm dụng thần. Nếu không có Tài thì chọn Thực, Thương có lực làm dụng thần.
Nếu Nhật chủ nhược thì chọn ấn hoặc Tỷ, Kiếp làm dụng thần.
II. Chọn dụng thần cho số cách cục đặc biệt
2.1. Cách Khúc trực lấy Mộc làm dụng thần.
2.2. Cách Viêm thượng lấy Hoả làm dụng thần.
2.3. Cách Gia tường lấy Thổ làm dụng thần.
2.4. Cách tòng sát lấy Kim làm dụng thần.
2.5. Cách Nhuận hạ lấy Thuỷ làm dụng thần.
2.6. Cách Tòng tài lấy Thực, Thương sinh tài làm dụng thần.
2.7. Cách tòng nhi lấy Thực, Thương làm dụng thần.
2.8. Cách hoá Mộc: lấy Mộc làm dụng thần.
2.9. Cách hoá Thổ: lấy Thổ làm dụng thần.
3.10 Cách hoá Kim: lấy Kim làm dụng thần.
3.11. Cách hoá Thuỷ: lấy Thuỷ làm dụng thần.
3.12. Cách hoá Hoả: lấy Hoả làm dụng thần.
III. Một cách chọn dụng thần khác
1. Hỉ và kỵ của dụng thần
Theo các nhà mệnh lý, đối với một người, dụng thần được sinh trợ và không bị tổn thương thì báo một tương lai tốt đẹp.
Trong tứ trụ, khi mà dụng thần bị hình xung khắc hại, thì phải áp chế làm mất tính “hung” của chúng thì cần có những yếu tố “cứu ứng” dụng thần. Nhưng vấn đề đặt ra là phải tìm đúng dụng thần, qua đó mà tìm hỷ thần (chính là cái cứu ứng dụng thần). Như vậy hỷ thần là sao được chọn để cứu ứng dụng thần. Nhưng hỷ thần phải có lực thì mối cứu ứng được. Các nhà mệnh lý còn cho rằng, khi mệnh cục không xác định được dụng thần thì lấy hỷ thần làm vật thay chức năng của dụng thần. Ngoài ra còn dùng đến sự cứu ứng của tuế vận (năm vận) để bổ xung.
Kỵ thần: hung thần mà cũng là kỵ thần khi nó hình xung khắc hại hoặc hợp mất dụng thần, hoặc làm tổn hại hỉ thần.
– Chính quan hoặc thiên quan khi là hỷ của dụng thần: báo được quý nhân cất nhắc, thăng quan tiến chức, thi đỗ đạt, bầu cử dễ trúng cử, uy quyền ngày càng tăng.
– Chính quan hoặc thiên quan là kỵ thần: sẽ hình khắc quan phù, dễ bị tù ngục, danh dự tổn thất, bị không chế, liên lụy.
– Chính hoặc Thiên ấn khi là hỷ của dụng thần: công thành danh toại, lên chức được quyền, học thuật tiến bộ, thi cử dễ đạt.
– Chính ấn hoặc Thiên ấn là kỵ thần: sống mệt mỏi, quyền chức dễ mất, danh dự tổn thất, thi khó đỗ.
– Tỷ kiên hoặc Kiếp tài khi là hỷ của dụng thần: sẽ được lợi, được của, được người dưới giúp đỡ, tình duyên tốt đẹp, bệnh mau khỏi.
– Là kỵ thần (Tỷ Kiếp) thê tài có sự tổn thất, tình phụ tử không đẹp, anh em bất hoà, bạn bè gây cản trở.
– Thực thần hoặc Thương quan khi là hỷ của dụng thần: gặp nhiều điều mừng, thêm con cháu, thêm tuổi thọ, con cháu vinh hiển, tài hoa phát triển, chức lộc đều đạt.
– Nếu Thực Thương là kỵ thần: con cháu gây luỵ cho cha mẹ, bệnh nhiều, chức dễ bị giáng, học hành dở dang, mất việc làm.
– Chính tài hoặc Thiên tài là hỷ của dụng thần: hôn nhân thuận lợi, tài lợi đều có, được hưởng âm đức của cha mẹ ông bà, sự nghiệp vẻ vang, được vợ giúp.
– Nếu hai sao này là kỵ thần thì: tài nhiều nhưng thân nhược, không được sự giúp đỡ của cha mẹ,vợ con, làm ăn không thông thát, mất nhiều hơn được.
2. Phương pháp chọn dụng thần cho tứ trụ
Các nhà mệnh lý xưa cho rằng, cách chọn dụng thần không ngoài ba nguyên tắc: sinh phù áp chế; thông quan (làm cho thông suốt) và điều hầu. Sau đây là nội dung chọn dụng thần theo ba nguyên tắc trên.
a. Sinh phù ấp chế
Nhật can là một trong 10 thần, do vậy trụ ngày sinh lấy sự trung hoà, cân bằng làm chính, nếu thái quá hay bất cập đều là mệnh cục không tốt
Phù (trợ) là cái sinh ra Nhật chủ (biểu thị là tôi, là người được dự báo), đó là ấn tinh (Chính ấn, Thiên ấn) và Tỷ kiếp (của Nhật chủ) phù trợ cho Nhật chủ. Những người có mệnh cục như vậy là hướng đến sự bình hoà.
Khi nói đến áp chế là nói đến Quan tinh (Chính quan, Thương quan) khắc Nhật chủ, áp chế Nhật chủ, Thực thần làm xì hơi Nhật chủ, Tài tinh (Kiếp tài,Thiên tài, Chính tài) làm hao tổn Nhật chủ.
Trong trường hợp Nhật chủ (trụ ngày sinh) suy nhược thì mệnh cục cần được phù trợ. Trong trường hợp này các nhà mệnh lý xưa căn cứ vào số lượng các kỵ thần có mà chọn dụng thần, như:
– Nhật can (của Nhật chủ) nhược, tứ trụ có nhiều Quan sát thì:lất ấn tinh (Thiên ấn, Chính ân) làm dụng thần để làm xì hơi Quan sát, sinh thần cho Nhật chủ. Nếu không có ấn tinh thì lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần để làm hao tổn Tài để sinh cho Nhật chủ.
– Nhật can nhược, nhiều Tài tinh: lấy Tỷ Kiếp làm dụng thẩn để áp chế Tài tinh, trợ giúp Nhật chủ. Nếu không có Tỷ Kiếp thì lấy ấn tinh làm dụng thần, làm hao tổn tài để sinh thân cho Nhật chủ.
– Nhật can nhược, tứ trụ nhiều Thực Thương: lấy ấn tinh làm dụng thần để áp chế Thực Thương, để sinh thân cho Nhật chủ. Nếu không có ấn tinh thì lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần để trợ thân bổ cứu khi bị xì hơi.
Khi Nhật chủ cường vượng, khi mệnh cục cần áp chế làm hao tổn, làm xì hơi thì cũng căn cứ số kỵ thần bao nhiêu để chọn dụng thần.
– Nhật chủ vượng, nhiều ấn tinh: lấy Tài tinh làm dụng thần để áp chế ấn tinh, làm hao tổn thân. Nếu không có tài tinh thì lấy Quan Sát làm dụng thần.
– Nhật chủ vượng, nhiều Tỷ Kiếp: lấy Quan Sát làm dụng thần áp chế Tỷ Kiếp, áp chế thân vượng. Nếu không có Quan Sát thì lấy Thực Thương làm dụng thần để xì hơi Tỷ Kiếp, xì hơi thân vượng. Nếu không có cả hai thì lấy Tài tinh làm dụng thần để làm hao tổn Tỷ Kiếp, hao tổn thân vượng.
b. Thông quan (làm cho thông suốt)
Trong mệnh cục khi có hai loại ngũ hành đối lập nhau, thế lực ngang nhau thì cả hai sẽ bị tổn thất, như vậy mệnh cục này có bệnh. Muốn chữa bệnh cần chọn một ngũ hành khác để cho hai ngũ hành đối địch kia sinh hoá bình thường cho nhau thì khí của mệnh cục được lưu thông, làm như vậy gọi là thông quan. Cách làm như sau:
– Nếu Hoả Kim tương tranh thì lấy Thổ làm dụng thần để thông quan.
– Nếu Mộc Thổ tương tranh thì lấy Hoả làm dụng thần để thông quan.
– Nếu Thuỷ Hoả tương tranh, lấy Mộc làm dụng thần để thông quan.
– Nếu Kim Mộc tương tranh, lấy Thuỷ làm dụng thần để thông quan.
– Nếu Thuỷ Thổ tương tranh, lấy Kim làm dụng thần để thông quan.
c. Điều hầu
Các nhà mệnh lý xưa cho rằng, thiên đạo (đạo trời) có âm dương, nóng lạnh, đạo đất có khô có ẩm, con người là một phần của trời đất nên cũng chịu ảnh hưởng của đạo trời đạo đất. Cái xác định nên một con người là thời gian sinh trong trời đất này, do vậy, các nhà mệnh lý xưa lấy ngày sinh làm chủ thể của họ, tháng sinh làm “bản đồ án thiết kế cuộc đời” của con người, do vậy nhà mệnh lý xưa dựa vào ngũ hành của Nhật can (can ngày sinh) và chi tháng sinh để bàn về sự thăng trầm (ấm lạnh), đến sự “khô ẩm” mệnh cục của mỗi người. Nếu “trầm quá” (lạnh quá) thì dùng “thuốc” nhiệt để làm ấm lên nếu nóng quá thì dùng thuốc lạnh (hàn) để hạ bớt nhiệt đi khiến cho mệnh có trạng thái quân bình thích hợp, điều này được nhà mệnh lý xưa gọi là điều hầu (hay điều chỉnh).
Như người sinh vào các tháng mùa hạ, dù cho ngũ hành can ngày là gì, vì ấm quá nên táo (khô) nhiều, tứ trụ không tránh khỏi việc phải dùng hàn lạnh thấp là hành thuỷ để điều chỉnh.
Người sinh vào mùa đông, dù can ngày là hành gì thì vẫn là hàn thấp, nên tứ trụ phải dùng ôn táo nhiệt để điều hầu.
Người sinh vào mùa xuân hoặc mùa thu thì hàn ôn, táo thấp vừa phải, nên nhất định phải điều hầu bằng thuỷ, mà chỉ cần xét sự sinh khắc chế hoá giữa các hành trong tứ trụ là được. Ví dụ can ngày là Canh kim, sinh tháng đông, không có hoả ấm thì sẽ rơi vào kim hàn, thuỷ lạnh. Theo học thuyết ngũ hành, Canh chủ về gân cốt, gân cốt ở tử địa, khi huyết không thông mà sinh bệnh tật. Nếu trong tứ trụ không có hoả thì thiếu yếu tố để điều chỉnh, do vậy phải có cái để điều chỉnh thì mọi cái sẽ hanh thông. Nhưng bằng cách nào? Theo các nhà mệnh lý, trong trường hợp này người đó cần đến ở đất phương Nam là đất hoả, không những lợi cho cơ thể mà vận mệnh cũng tốt hơn. Đây cũng là cách giải nạn, giải hạn.
Theo các nhà mệnh lý, sự hưng vượng của từng ngũ hành có thay đổi theo thời gian, chỉ khi Thổ ở trung tâm quán xuyến cả 4 phương 8 hướng, không cần cụ thể ở phương nào, nếu vào các thời gian như trước lập Xuân, lập Hạ, lập Đông 18 ngày (thời gian trong tứ quý) thì trong thời gian này các hành đều vượng.
IV. Khi dụng thần được sinh phù
Nếu trong tứ trụ có những tình huống sau:
1. Can Nhật chủ nhược, Quan Sát nhiều
Theo các nhà mệnh lý, trường hợp này ta chọn Ấn tinh (Thiên ấn, Chính ấn) làm dụng thần. Trong trường hợp này, dụng thần là ấn tinh có vai trò làm xì hơi Quan Sát, sau đó mới biến thù thành bạn để có ích cho mình.
Xì hơi trong ngủ hành là: kim mạnh gặp thuỷ, thuỷ làm kim không sắc, hoả mạnh gặp thổ (hoả sinh thổ) thổ sẽ làm yếu ngọn lửa của hoả, Thuỷ mạnh gặp mộc, mộc sẽ làm giảm khí thế của thuỷ; thổ mạnh gặp kim, kim sẽ áp chế thổ; mộc mạnh gặp hoả, hoả sẽ làm yếu tính ngoan cường của mộc.
Các nhà mệnh lý xưa cho rằng, sự tương sinh không phải lúc nào cũng báo hiệu một sự tốt đẹp. Như kim sinh thuỷ, nhưng thuỷ nhiều thì kim chìm; thuỷ sinh mộc, nhưng mộc nhiều thì thuỷ sẽ bị co lại; mộc sinh hoả, nhưng hoả nhiều thì mộc bị đốt cháy; hoả sinh thổ, nhưng thổ nhiều thì hoả yếu cháy âm ỉ; thổ sinh kim, nhưng kim nhiều thì làm cho thổ yếu. Đây là quy luật vật cực thịnh thì tất sẽ đến suy.
Nếu Nhật can nhược là thuỷ, thổ khắc nhật chủ, không chỉ lấy kim để chế áp thổ mà còn phải dùng kim để sinh thân cho Nhật chủ (tôi, là mình).
Nhật can nhược là hoả, thuỷ là cái khắc mình, không chỉ lấy mộc làm xẹp khí thế của thuỷ mà còn lấy mộc để sinh thân cho mình.
Nhật can nhược là thổ, mộc là cái khắc mình, không chỉ lấy hoả để biến tính ngoan cố của mộc mà còn dùng hoả để sinh thân cho mình.
Nhật can nhược là kim, hoả là cái khắc mình, không chỉ lấy thổ để giảm ngọn lửa của hoả mà còn dùng thổ để sinh thân cho mình.
Nhật can nhược là mộc, kim là cái khắc mình, không chỉ dùng thuỷ để làm mòn kim mà còn dùng thuỷ để sinh cho mình.
Nếu khi nhật can nhược lại nhiều Quan Sát, làm theo cách trên không hiệu quả (tứ trụ thiếu dụng thần), phải tìm biện pháp dùng Tỷ Kiếp. Biện pháp này không xong thì phải dùng tới các hỷ thần để thay thế dụng thần
Các nhà mệnh lý xưa cho rằng, trong tứ trụ nhật can nhược, Quan Sát vượng thì dụng thần là Tỷ Kiếp có tác dụng (làm tốt lên) kém hơn dụng thần là Ấn tinh.
2. Nếu Nhật can nhược, Tài tinh nhiều
Thì đầu tiên phải chọn Tỷ Kiếp làm dụng thần. Trong trường hợp này, các nhà mệnh lý xưa đưa ra hình ảnh: một người có nhiều của và tham của đang mang châu báu đầy mình, nhưng thân thể lại yếu đuối, có nguy cơ không giữ nổi số châu báu đó. Với tình trạng này, người đó cần có sự bổ cứu, bằng cách lấy Tỷ Kiếp và Kiếp tài làm cho thân nhược được gia cường, có khoẻ lên để gánh vác được cái Tài nhiều.
Trên thực tế, có những người mệnh cục tài nhiều thân nhược thì không những không gánh vác nổi tài mà có mầm mống rước hoạ vào thân. Có người khi có của nhiều thì cũng là lúc hay gặp tai nạn, của từ đó cuối cùng bỏ ra đi.
Người thân nhược nhiều tài thì cuộc đời vì của mà sinh hoạ, bao gồm cả thê tài. Phụ nữ có mệnh cục này, duyên “nhiều” nhưng cuối cùng phải trả giá đắt. Để thắng tài, các nhà mệnh lý cho rằng, chỉ khi hành vận Kiếp Tài thì mới thắng được tài. Nếu Nhật can nhược là hoả, kim là vượng tài, phải dùng hoả vượng để “luyện” kim. Nhật can nhược là thuỷ, hoả là vượng tài, phải dùng thuỷ nhiều để bồi vào. Nhật can nhược là thổ, thuỷ là vượng tài, phải dùng thổ nhiều để vây chặt thuỷ. Nhật can nhược là mộc, thổ là vượng tài, phải dùng mộc nhiều để như “rừng xanh” lấn át thổ. Nhật can nhược là kim, mộc là vượng tài, phải dùng kim sắc để gọt mộc. Khi hành vận Tỷ Kiếp diễn ra, bản thân không những được thăng quan tiến chức mà anh em cũng được lộc lây.
Nếu Nhật can nhược tài nhiều, mà trong mệnh cục không có Tỷ Kiếp thì các nhà mệnh lý xưa đưa ra phương án chọn ấn tinh làm dụng thần thứ hai để thay thế dụng thần thứ nhất, lúc này ấn tinh và Nhật can có quan hệ tương sinh. Do vậy ấn tinh lúc này có tác dụng sinh thân, Nhật can giảm nhược.
Dùng ấn tinh trong trường hợp Nhật can nhược tài nhiều nhằm làm cho hao tài, bởi lẽ Tài khắc ấn.
Nếu Nhật can nhược là kim, mộc là tài thịnh, có thể lấy thổ tinh làm dụng thần để sinh thân, làm hao tài.
Nếu Nhật can nhược là mộc, thổ là tài thịnh, có thể lấy thuỷ ấn tinh làm dụng thần để sinh thân làm hao tài.
Nếu Nhật can nhược là thổ, thuỷ là tài thịnh, có thể lấy hoả ấn tinh làm dụng thần để sinh thân làm hao tài.
Nêu Nhật can nhược là hoả, kim là tài thịnh, có thể lấy mộc ấn tinh làm dụng thần để sinh thân làm hao tài.
Nếu Nhật can nhược là thuỷ, hoả là tài thịnh, có thể lấy kim ấn tinh làm dụng thần để sinh thân làm hao tài.
3. Nhật can nhược, Thực Thương nhiều
Đầu tiên lấy ấn tinh làm dụng thần. Trong trường hợp này ấn tinh vừa sinh thân đồng thời lại khắc chế kỵ thần Thương Thực, nghĩa là vừa phù nhược lại vừa chống xì hơi. Ví dụ như: Nhật can nhược là kim, thuỷ nhiều là Thương Thực. Vì thân xì hơi quá nhiều nên lấy thổ ấn tinh để chế thuỷ, sinh thân.
Nếu Nhật can nhược là hoả, Thực Thương quá nhiều, vì thân quá xì hơi nên lấy mộc ấn tinh để áp chế thổ sinh thân.
Nếu Nhật can nhược là mộc, Thực Thương hoả nhiều, vì thân xì hơi nhiều nên lấy thuỷ ấn tinh áp chế hoả sinh thân.
Nếu Nhật can nhược là thổ, Thực Thương kim nhiều, vì thân xì hơi nhiều nên lấy hoả ấn tinh để áp chế kim sinh thân.
Nêu Nhật can nhược là thuỷ, Thực Thương mộc nhiều là thân bị xì hơi nhiều, nên lấy kim ấn tinh để áp chế mộc sinh thân.
Trong trường hợp mệnh cục không có ấn tinh, theo các nhà mệnh lý, chọn phương án hai là lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần. Khi dùng Tỷ Kiếp có thể hạn chế Thực Thương và bù đắp cho thân. Ví dụ như:
Nếu Nhật can nhược là Kim, Thực Thương thuỷ nhiều, rất hay là có kim tỷ kiếp đến giúp thân.
Nếu Nhật can nhược là hoả, thương thực thổ nhiều, cần có hoả Tỷ kiếp hoả giúp thân.
Nếu Nhật can nhược là mộc, thương thực hoả nhiều, cần có tỷ kiếp mộc đến giúp thân.
Nếu Nhật can nhược là thổ, thương thực kim nhiều, cần có tỷ kiếp thổ đến giúp thân.
Nếu Nhật can nhược là thuỷ, thương thực mộc nhiều, cần có tỷ kiếp thuỷ đến giúp thân.
Theo các nhà mệnh lý, Nhật can quá nhược thì khí kém, tính không nói nhiều, hướng nội, khó có con vì khí huyết không đủ, âm dương không cân bằng. Ngược lại, người thân vượng, khí thịnh thì hay tranh giành, hiếu thắng. Sonh mệnh cục mà Nhật can vượng thì phải chọn dụng thần áp chế.
4. Nhật can cường vượng, Ấn tinh nhiều, chọn Tài tinh làm dụng thần thứ nhất.
Nếu dụng thần là tài, nó vừa gánh được tài, cầu được tài, lại có thể áp chế Nhật can (chỉ ấn tinh của Nhật can) không cho nó sinh thân quá mức mà sinh ra Kiếp Tài.
Giữa Nhật can và Tài tinh có mối quan hệ tương khắc, ví dụ như: Nhật can đã vượng lại được ấn tinh sinh thân làm cho thân thêm cường vượng thì Tài tinh sẽ quá yếu.
Như: kim nhược gặp hoả tất bị chảy tan, thuỷ nhược gặp thổ tất bị tắc nghẽn, thổ nhược gặp mộc tất sẽ bị khô cằn, mộc nhược gặp kim tất bị gãy. Do vậy, nếu Nhật can vượng là hoả lại được mộc ấn tinh sinh thân nên cường vượng, do vậy dụng thần phải chọn là kim tài đế có thể áp chế ấn mộc và làm hao tổn thân cường vượng.
Nếu Nhật can vượng là thuỷ, lại được ấn kim sinh thân nên càng cường vượng, dụng thần phải chọn là Tài hoả, vừa có thể áp chế ấn kim, vừa có thể làm hao tán sự cường vượng của Nhật can.
Nếu Nhật can vượng là thổ, lại được ấn tinh hoả sinh thân càng vượng, dụng thần lấy thuỷ Tài vừa chế áp ấn hoả, vừa làm hao tổn thân của Nhật chủ vượng.
Nếu Nhật can vượng là mộc lại được ấn tinh thuỷ sinh thân nên càng vượng, thì dụng thần lấy thổ Tài vừa có thể áp chế ấn thuỷ, vừa có thể làm hao thân của Nhật cường.
Nếu Nhật can vượng là kim, lại được ấn tinh thổ sinh thân nên càng vượng thì dụng thần lấy mộc Tài vừa có thể áp chế ấn thổ, vừa hao thân của Nhật cường.
Trong trường hợp Nhật can cường vượng, nhiều ấn tinh mà không có tài thì có thể lấy Quan Sát làm dụng thần, như:
Nếu Nhật can vượng là kim, lại có thổ ấn sinh thân làm cho thân thêm cường vượng, thì lấy Quan tinh của hoả để khắc kim thân.
Nếu Nhật can vượng là hoả lại có mộ ấn sinh thân, thì lấy quan tinh của thuỷ để để khắc thân hoả.
Nếu Nhật can vượng là thổ lại có hoả ấn sinh thân, cần lấy quan tinh của mộc để khắc thổ thân.
Nếu Nhật can vượng là mộc lại có thuỷ ấn sinh thân, cần lấy quan tinh của kim để khắc mộc thân.
Nếu Nhật can vượng là thuỷ , lại có kim ấn sinh thân, cần lấy quan tinh của thổ để khắc thuỷ thân.
Trong trường hợp vừa không có Tài tinh, Quan sát làm dụng thần, lại không có trợ giúp ấn vượng để sinh thân, thì có thể chọn Thực Thương làm dụng thần. Như:
Nếu nhật can vượng là kim lại có thổ vượng là ấn tinh khiến cho thân càng vượng, có thể lấy thuỷ Thương Thực để đều tiết.
Nếu nhật can vượng là hoả lại có ấn tinh mộc vượng khiến thân càng vượng, thì có thể lấy thổ thương thực để điều tiết.
Nếu nhật can vượng là thổ, lại có ấn tinh hoả vượng khiến thân càng vượng thì có thể lấy kim Thực Thương để điều tiết.
Nếu nhật can vượng là thuỷ, lại có ấn tinh kim vượng khiến cho thân vượng thì có thể lấy mộc Thương Thực để điều tiết.
Nếu nhật can vượng là mộc, lại có ấn tinh thuỷ vượng, khiến cho thân càng vượng, thì có thể lấy hoả Thương Thực để điều tiết.
5. Nhật can cường vượng, nhiều Tỷ Kiếp
Theo các nhà mệnh lý xưa, ở đây xảy ra 3 trường hợp. Thứ nhất, Tỷ Kiếp là thần hao tài, nên lấy Quan Sát làm dụng thần để áp chế Tỷ Kiếp. Thứ hai, nếu thân vượng mà không có Quan Sát thì lấy Thực Thương làm dụng thần. Thứ ba, nếu thân vượng vừa không có Quan Sát lại vừa không có Thương Thực thì mệnh cục như thế đã thiếu mất hai hành, chỉ còn lấy An, Tỷ, Tài làm dụng thần.
V. Dụng thần điều hầu (điều chỉnh)
Để điều chỉnh số phận của một người khi mệnh cục không hay, các nhà mệnh lý xưa sử dụng sức mạnh của tự nhiên. Như khi người có tứ trụ thiên về quá ôn táo, khí hoả thịnh, sợ nhiệt, nhất là khi Nhật can là Bính, Đinh hoả mà lại được lệnh làm cho thân vượng thì cần dùng thuỷ để điều chỉnh (điều hầu). Những người có mệnh này nên sinh sống ở phương Bắc thuỷ thì thuận lợi, mọi việc bình thường. Quần áo cũng nên dùng gam màu thuỷ (thiên về màu đen, xám…), vật dụng, con số cũng nên dùng theo nhóm số 1 và số 6 (như biển số xe có tổng là 6, 60, 11, 111.., 6 cái mắc áo trong tủ..).
Nếu trong mệnh cục mà thuỷ vượng, thiên về hàn (lạnh), trụ ngày vượng ở thuỷ, thân cũng vượng, nhất là Nhật can là Nhâm Quý thuỷ lại được lệnh. Những người như vậy sợ hàn, về sức khoẻ thận hư, do vậy phải dùng hoả để điều chỉnh, nhất là những người sinh ngày (Nhật chủ) là Quý Dậu. Người này nên sinh sống ở phương Nam thì đắc lợi, vì Nam sinh hoả.
Trong dự báo qua Tử Bình, tuỳ vào cấu trúc của tứ trụ mà sử dụng phương pháp điều hầu.
Bảng lấy Dụng thần, Hỷ thần, Kỵ thần của Chính cách:
CÁCH CỤC | NGÀYCAN | MỆNH CỤC NHIỀU | DỤNG THẦN | HỶTHẦN | KỴ THẦN | |
CHÍNHQUAN CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh Mạnh Mạnh | Sao Tài Thực, Thương Quan, Tài ấn, Tỷ kiếp ấn Quan, Sát | ấn, Tỷ kiếp ấn ấn Quan Tài Tài | ấn, Tỷ kiếp Quan, ấn Tài, Quan Tài,Thực, Thương Tài,Thực, Thương Tài, Quan | Tàì, Quan Tài, Thương Tài, Quan, Sát ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp Tỷ, Kiếp | |
THIÊN QUAN CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh Mạnh Mạnh | Tài Thực, Thương Quan, Sát ấn, Tỷ kiếp ấn Quan sát | ấn, Tỷ kiếp ấn ấn Thất sát Thất sát Thực, Thương | ấn, Tỷ kiếp ấn ấn, Tỷ kiếp Tài, Thất sát Tài,Thực, Thương | Thực, Thương Tài,Thực, Thương Tài, Quan ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Quan | |
CHÍNH THIÊN TÀI CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh
Mạnh | Thực, Thương Thực, Thương Quan sát Tỷ kiếp
ấn | ấn Tỷ kiếp ấn Thực, Thương, Quan sát Tài | ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp Thực,Thương, Quan sát Tài,Thực, Thương | Tài,Thực, Thương Tài,Thực, Thương Tài, Quan sát ấn, Tỷ kiếp ấn,Chính, Kiếp | |
CHÍNH, THIÊN ẤN CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh
Mạnh Mạnh | Quan, Sát Thực, Thương Tai Tỷ kiếp
ấn Tài | ấn ấn Tỷ kiếp Quan, sát, Thực, Thương Tài, Thương Quan sát | ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp Quan, sát, Thực, Thương Tỗi.Thực, Thương Quan, sát | Tài, Quan sát Tài,Thực, Thương Tài,Thực, Thương ấn, Quan, Tỷ Kiếp ấn, Quan, Tỷ, Kiếp Tài,Thực, Thương | |
THỰC THẦN CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh Manh Mạnh | Quan, sát Tài Thực, Thương ấn Tỷ kiếp Tài | ấn Tỷ kiếp Quan, ấn Tài Thực thần Quan, sát | ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Quan Tài,Thực, Thương Tài,Thực, Thương Quan, Sát | Tài, Quan, Sát Tài,Thực, Thương Tài,Thực, Thương ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp |
|
THƯƠNG QUAN CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh Mạnh | Tài Quan, Sát Thực, Thương Tỷ, Kiếp ấn | Tỷ kiếp ấn ấn Thất sát Tài | ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp Tài, Quan, Sát Tài,Thực, Thương | Tỷ,Tài,Quan, sát Tài, Quan, Sát Tài,Thực, Thương ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp |
|
KIẾN LỘC CÁCH, NGUYỆT NHÂN CÁCH | Yếu Yếu Yếu Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh | Tài Quan sát Thực,Thương Tài Thực, Thương ấn Tỷ kiếp Quan Sát | Tỷ kiếp ấn ấn Quan sát Tài Tài Quan Sát Tài | ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp Tài Quan. Tài,Thực, Thương Tài,Thực, Thương Tài, Quan, Sát Tài,Thực, Thương | Tài, Quan Tài, Quan Tài,Thực, Thương ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp ấn, Tỷ kiếp |
|
Leave a Reply