Trước hết, trên phương diện bốc toán, chúng ta cần biết về thứ tự trước sau của 4 loại hình thức trong bộ bài cào gồm 52 lá.
Thứ tự ấy được sắp xếp bất di bất dịch theo sự vận chuyện: Trời, Nước, Đất, Lửa trong khoa chiêm tinh Ai Cập, trải qua nhiều thế kỷ, như sau:
– Rô (Trời, hoàn toàn Dương)
– Cơ (Nước, hoàn hợp Âm Dương)
– Bích (Đất, hoàn toàn Âm)
– Chuồn (Lửa, hòa hợp Âm Dương)
Thứ tự trước sau này mật thiết liên quan đến giá trị bốc toán xuất xứ từ nguồn gốc nguyên thủy Ai Cập quen gọi là Tarot.
Tarot không gì lạ hơn là quyển Thánh kinh đầu tiên các nhà truyền giáo Ai Cập dung ghi chép những sự nhiệm màu của Trời Đất mà họ xem là mái huyền vi của tạo hóa.
Quyển Thánh Kinh gồm 78 trang, mỗi trang được phác họa thành một mật ước hoàn toàn bằng hinh ảnh, những hình ảnh nầy có thể nói là mật mã mà ngoài các nhà truyền giáo không ai có thể hiểu hay phân tích nổi.
Từ 78 trang Thánh Kinh đực thu hẹp lại thành 78 lá Tarot mà các nhà truyền giáo gọi là những lá cẩm nag dung khám phá mọi sự bí mật trong đời người phổ biến sâu rộng vào dân gian được nhiệt liệt hoan nghênh.
Trải qua nhiều giai đoạn biến chuyển, vì hình thức phức tạp khó nhớ của các lá Tarot, hơn thế nữa, 78 lá này còn phân chia thành 2 loại: đại cẩm nang và tiểu cẩm nang gây nhiều lầm lẫn cho việc bốc toán. Nên một số lớn nhà truyền giáo đồng ý sắp xếp lại, đồng thời cũng phác họa lại hình ảnh ít rườm rà hơn với mục đích đơn giản hóa các cẩm nang này thành một công cụ ăn sâu vào tâm não mọi người mọi giới trong xã hội không phân biệt giai tầng.
Do đó 78 lá Tarot chỉ còn lại 52 lá biến sang hình thức đơn giản và cũng được gọi với danh từ đơn giản là lá bài thay vì lá Tarot.
Vì xuất xứ từ nguồi gốc Tarot, nên phép tiên nghiệm cũng như phương pháp bốc bói không thể tách rời nguyên tắc căn bản được xem là nguyên thủy của nó, dĩ nhiên thứ tự tước sau cũng phải được xem là quan trọng.
Đảo lộn thứ tự trước sau của 4 loại hình thức: Rô, Cơ, Bích, Chuồn này trong bộ bài 52 lá tức làm xáo trộn sự tiên nghiệm huyền diệu và sâu sắc nhất của khoa Bói Bài nguyên thủy Ai Cập.
Mỗi hình thức trong 4 loại Rô, Cơ, Bích, chuồn chiếm mỗi khu vực giá trị tượng trưng sự biến chuyển vận số trong đời người như sau:
1. Rô khu vực sự nghiệp
Khu vực sự nghiệp hay những là bài Rô chỉ định địa vị, công danh, sự nghiệp, hoàn cảnh, trở ngại, thuận lợi, nâng đỡ … tóm lại tất cả sự kiện mang đến thành công hay thất bại cho một đời người dù to tát hay khiêm nhường.
2. Cơ khu vực Ái tình
Khu vực Ái tình hay những lá bài Cơ chỉ định mọi tình cảm cá nhân, vui buồn, thân thiện, thù hận, bè bạn, ái tình, hôn nhân, phối hợp, ly tán … Tóm lại là khu vực tâm tình của một đời người hạnh phúc hay gãy đổ.
3. Bích khu vực Tai họa
Khu vực Tai họa hay những là bài Bích chỉ định mọi biến cố trong một đời người, chẳng hạn như bệnh hoạn, chết chóc, tang khó, tranh giành, lừa gạt, thanh toán, kiện tụng, rủi ro … ít hay nhiều, nặng hay nhẹ.
4. Chuồn khu vực Tiền tài
Khu vực Tiền tài hay những là bài Chuồn chỉ định khía cạnh tiền bạc trong đời người bất luận do nguyên nhân nào hay từ đâu đến. Giàu, nghèo, của cải, hồi môn, hoạch tài … dồi dào, tượng trưng, tạm bợ, vĩnh viễn, bền chặt.
Muốn khỏi rối trí trước một ván bài đã sắp hay một quẻ vừa gây được cũng thế, việc trước hết chúng ta phải thuộc nằm lòng mặt bài, làm thế nào khi nhìn vào quẻ chúng ta không còn bảo đó là những lá: Rôm Cơ, Bích, Chuồn … mà là những lá Sự nghiệp, Ái tình, Tai họa, Tiền tài.
Vậy ngay từ đầu, chúng ta tập nhớ cho quen.
– Rô là Sự nghiệp
– Cơ là Ái tình
– Bích là Tai họa
– Chuồn là Tiền tài
Và chúng ta cũng tập gọi những lá bài Rô, Cơ, Bích, Chuồn bằng những tên mới của nó là:
– Lá Sự nghiệp (Rô)
– Lá Ái tình (Cơ)
– Lá Tai họa (Bích)
– Lá Tiền tài (chuồn)
Một khi đã thuộc nằm lòng những tên mới của những lá bài, chúng ta hãy nói qua về ý nghĩa cũng như giá trị của mỗi lá trước khi bày quẻ hay gây quẻ cũng thế.
Về phương diện bày quẻ, có rất nhiều lối nhiều mẫu, nhiều cách dùng trọn 52 lá hoặc 36 lá, 32 lá … lần lượt chúng ta sẽ được dẫn dắt thật rành rẽ và giản dị và việc phân tích hết sức tỉ mỉ về mỗi lối gây quẻ cũng như mỗi lối đoán.
Một điểm đặc biệt chúng ta cần ghi nhớ trước khi nhớ trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của mỗi lá bài là việc làm dấu bộ bài.
Như chúng ta đã biết, tìm một bộ bài cào trên thị trường thương mại không phải là việc khó khăn gì. Tuy nhiên chúng ta để ý tất cả các lá bài sẵn có đều được sắp xếp đứng và nằm như nhau. Nói cách khác dù lật đầu nào chúng ta cũng vẫn thấy lá bài luôn đứng mà không có ngược.
Về phương diện bóc bói, mỗi lá bài có một ý nghĩa và giá trị khác nhau rõ rệt về hình thức đứng hay ngược đầu. Cho nên khi mua bộ bài dùng vào việc bốc bói, chúng ta nên ghi dấu trước khi đem sử dụng.
Phương pháp đơn giản nhất là đánh dấu bằng chữ đ ở một đầu, chứng tỏ là đầu đứng của lá bài. Chữ đ là đứng viết tắt. Còn lại một đầu chúng ta đánh dấu bằng chữ n là ngược dùng cho lá bài khi xếp thành quẻ nếu chữ n ở trên tức là bài đó là ngược.
Leave a Reply